Người đàn ông 60 tuổi sốt rét, đến 2 viện khám nhưng không t́m được căn nguyên, lần thứ 3 mới phát hiện mắc vi khuẩn Whitmore, tiên lượng nặng.
Ngày 24/6, bác sĩ Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết người bệnh đến khám trong t́nh trạng nặng lên. Trước đó, ông điều trị tại 2 cơ sở y tế nhưng không đỡ, không t́m được nguyên nhân gây sốt.
Các bác sĩ điều trị tích cực, chụp cộng hưởng từ khớp vai cho thấy viêm và áp xe. Kết quả cấy máu dương tính vi khuẩn Whitmore, c̣n gọi là Burkholderia pseudomallei - vi khuẩn "ăn thịt người".
Người nhà cho biết bệnh nhân chỉ ở nhà và đến nơi làm việc, không đến các tỉnh thành khác. Ông bị tiểu đường 4 năm nay, phải tiêm insulin. Hiện người bệnh đă cắt sốt, được bác sĩ cân nhắc phẫu thuật làm sạch ổ viêm.
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore. Ảnh: Aljazeera
Whitmore là bệnh nhiễm trùng ở người và động vật, lây chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Bệnh thường gặp trên người có bệnh nền như tiểu đường, gan, thận, phổi măn tính, suy giảm miễn dịch.
Bác sĩ Long cho biết khu vực Hải Dương không thường xuyên báo cáo ca bệnh Whitmore, tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra tản phát ở vùng đồng bằng Bắc bộ.
Whitmore có biểu hiện lâm sàng đa dạng, không điển h́nh, dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác. Bệnh có thể diễn biến cấp tính, nhiễm trùng máu nặng, nguy kịch, tử vong hoặc có thể gặp nhiễm trùng măn tính, ẩn, kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
"Khi nuôi cấy bệnh phẩm, vi khuẩn này thường mọc chậm và tỷ lệ mọc cũng không cao, khiến việc chẩn đoán căn nguyên càng thêm khó", bác sĩ nói.
Việc điều trị cũng khó khăn do vi khuẩn vốn đề kháng tự nhiên với nhiều kháng sinh, đ̣i hỏi phải chữa đúng phác đồ, đủ thời gian mới có thể kiểm soát được bệnh. Ngoài thời gian nằm viện, bệnh nhân phải uống thuốc 3-4 tháng tại nhà.
Hiện chưa có vaccine pḥng bệnh này. Mọi người cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn; vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước; ăn chín uống chín.
Người tiểu đường, gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.