3/12
ĐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) – Sau 18 năm thất lạc, sống nhờ vào sự cưu mang của bà con xóm chợ Phường 6, Trà Vinh, chiều 12 Tháng Ba, anh Trần Công Chung quê ở Đà Nẵng, đă được đoàn tụ với gia đ́nh, theo báo Tuổi Trẻ.
“Ôi Chung, Chung ơi… ba đây. Ba, ba này… kêu ba đi. Trời ơi con tui,” ông Trần Công Bót, 88 tuổi, cha anh Chung, 44 tuổi, ̣a khóc giữa phi trường Đà Nẵng chạy ào tới ôm chầm lấy con trai khờ khạo lưu lạc 18 năm trời trở về.
“Chàng khờ” Trần Công Chung tựa vào bờ vai người cha già. (H́nh: Đoàn Nhạn/Tuổi Trẻ)
Anh Chung cũng ú ớ gọi “Ba… ba,” rồi khóc mếu máo như đứa trẻ.
Đón con trong ṿng tay, ông Bót giàn giụa nước mắt. “Ba gặp con được rồi Chung ơi. Ba chết cũng nhắm mắt rồi!”
Nghe tin “chàng khờ” Chung đi lạc 18 năm trước đă trở về, làng trên xóm dưới ai cũng muốn tận mắt gặp mặt. Chiều, lối vào căn nhà nhỏ của ông Bót ở xă Ḥa Khương, huyện Ḥa Vang, Đà Nẵng, chật kín người.
Kể với báo Tuổi Trẻ, do sức khỏe đă yếu, không c̣n nhớ được ǵ rơ rệt nhưng ông Bót vẫn nhớ ngày lạc mất con trai 18 năm trước. Khi ấy anh Chung đă 26 tuổi, lên chuyến xe buưt rồi đi mất biệt.
Chuyến xe vô t́nh năm ấy đưa anh Chung lưu lạc nhiều nơi, rồi vào tận tỉnh Trà Vinh, cách xa quê nhà cả ngàn cây số.
Bà con tiểu thương xóm chợ Phường 6, Trà Vinh không nhớ rơ ngày anh Chung đến. Họ chỉ nhớ có một chàng khờ hiền lành, gầy g̣ và hôi hám, không nói được ǵ ngoài vài từ ú ớ, xưng ḿnh tên Chung.
Những ngày đầu, bà Mười ở xóm chợ cũ đưa anh Chung về tắm rửa, cho đồ ăn, chỉ chỗ nằm rồi thương và cưu mang anh gần chục năm ṛng ră.
Đến khi bà Mười qua đời, xóm chợ mới Phường 6, Trà Vinh được dựng lên. Tiểu thương về buôn bán lại thấy anh Chung nằm co ro, nhặt đồ ăn nơi thùng rác.
Thương t́nh, người cho bộ quần áo mới, người cho bát cơm ăn, người cho ngủ nhờ ở sạp hàng. Vậy là anh Chung gọi bằng ngoại, mẹ, anh, chị… như người thân.
Bà Huỳnh Thị Nghiệp (thường gọi cô Hiền), bán tạp hóa ở chợ Phường 6 kể: “Chung tốt bụng lắm nên ai cũng thương. Sáng ra phụ bà con dọn hàng, treo bảng hiệu, giữ xe… không nề hà việc ǵ, giúp ǵ bà con lại cho tiền. Tối Chung ngủ có ‘ngoại’ Hiền móc mùng, tóc dài có bố hớt tóc, cạo râu. Quần áo, giày dép có mẹ Thảo mua cho.”
Cứ thế suốt hơn tám năm qua, khu chợ Phường 6 tiếp tục cưu mang anh Chung.
“Tôi nghĩ nếu nó chết trước, hằng đêm tôi ngủ đây một ḿnh cũng buồn lắm. Nhưng tôi chết trước nó sẽ bơ vơ. Rồi tôi nhớ có kênh anh Tuấn Vỹ kết nối t́m thông tin người lưu lạc. Tôi quyết liên hệ để xem c̣n hy vọng nào t́m lại gia đ́nh cho Chung không,” bà Nghiệp nhớ lại.
Một ngày đầu Tháng Ba, từ những thông tin mờ nhạt của bà Nghiệp kể và tấm h́nh của anh Chung được chia sẻ lên mạng xă hội, đă có người phát hiện ra Chung là chàng khờ ở Đà Nẵng thất lạc ngày nào.
Hôm chị gái và anh rể từ Đà Nẵng vào chợ Phường 6 đón anh Chung, bà con xóm chợ vây quanh. Ai cũng khóc, khóc v́ mừng cho anh Chung, vừa bịn rịn v́ sắp phải rời xa một phần quen thuộc của khu chợ này.
Bà Thảo, người chăm sóc anh Chung từng cái ăn, cái mặc nên được anh gọi là mẹ, cứ thút thít khóc suốt buổi. Cặm cụi gấp từng tấm áo, chiếc quần vào chiếc vali rồi dặn ḍ kỹ người chị gái của anh Chung: “Chị lấy cái số của tôi, đặng mai mốt ra đó có ǵ gọi cho tôi hay.”
Cô Thảo (trái) và bà Nghiệp (thứ 2, phải qua) là hai người đă giúp đỡ anh Chung nhiều nhất trong những ngày anh bơ vơ ở Trà Vinh. (H́nh: Tuổi Trẻ)
“Sống với nó lâu cũng quen cũng lưu luyến rồi. Nhưng con người ta sống cũng cần có cội nguồn, ruột rà, máu mủ nên dẫu buồn nhưng ḿnh cũng mừng cho nó. Chỉ lo Chung sống ở đây đă quen, khi về quê lạc lơng, lại khổ thân. Nếu một ngày con muốn trở lại đây, bà con khu chợ này vẫn rộng tay chào đón,” bà Thảo nói.
“Nhiều đêm tôi vẫn thắp nhang lên bàn thờ mẹ nó để cầu mong ngày đứa con trai duy nhất trở về. Nhà có mỗi hai chị em, nó lại khờ khạo từ bé, mẹ mất sớm đă thiệt tḥi, giờ lại thất lạc không biết nơi đâu. Ơn trời sao mẹ nó hay nguyện vọng của tôi, lại đưa nó về khi tôi gần đất xa trời,” ông Bót nghẹn ngào nói. (Tr.N)
|
|