Bộ trưởng Quốc pḥng Đức cho biết lỗi cá nhân của một sĩ quan khiến Nga chặn thu được cuộc họp mật của quan chức quốc pḥng nước này về Ukraine.
"Đây là một sai lầm nghiêm trọng đáng lẽ không được phép để xảy ra", Bộ trưởng Quốc pḥng Đức Boris Pistorius nói ngày 5/3, đề cập đến đoạn ghi âm dài 38 phút mà Nga công bố tuần trước, trong đó những người tham gia bàn phương án dùng tên lửa tầm xa Taurus KEPD 350 giúp Ukraine tập kích cầu Crimea.
Bộ trưởng Pistorius khẳng định kết quả sơ bộ của cuộc điều tra cho thấy "hệ thống thông tin liên lạc của quân đội Đức không bị xâm nhập". "Cuộc họp bị chặn thu là do lỗi cá nhân", ông Pistorius nói.
Ông Pistorius giải thích một trong những người tham gia cuộc họp khi đang dự Triển lăm Hàng không Singapore, sử dụng kết nối không đảm bảo khiến nội dung bị chặn thu.
Theo Bộ trưởng Pistorius, triển lăm ở Singapore với sự tham gia của một số quan chức quân sự cấp cao từ các nước, là ngày tác chiến thực địa của t́nh báo Nga.
"Các khách sạn mà những người tham dự đến ở là mục tiêu của chiến dịch nghe lén diện rộng", ông Pistorius cho biết. "Vụ chặn thu cuộc họp của sĩ quan quân đội Đức là đ̣n đánh trúng ngẫu nhiên trong nỗ lực tiếp cận diện rộng".
Bộ trưởng Pistorius khẳng định quân đội Đức chưa cân nhắc truy cứu trách nhiệm cá nhân sau khi nội dung cuộc họp mật bị lộ. Ông cho biết đă gọi điện báo cho đồng minh về sự cố ṛ rỉ thông tin và được trấn an rằng niềm tin của họ với Đức không suy giảm.
"Mọi người đều hiểu mức độ nguy hiểm của nỗ lực nghe lén như vậy và biết rằng không ai có thể được bảo vệ 100%", ông Pistorius nói.
Margarita Simonyan, tổng biên tập đài RT của Nga, ngày 1/3 công bố đoạn ghi âm cùng văn bản ghi lời thoại được cho là cuộc trao đổi giữa Tư lệnh không quân Đức Ingo Gerhartz, Cục trưởng Cục tác chiến không quân Frank Graefe và hai chỉ huy cấp cao của lực lượng này diễn ra ngày 19/2.
Những người tham gia thảo luận bàn về khả năng chuyển 50 tên lửa Taurus cho Ukraine để tập kích các mục tiêu của Nga, khả năng Kiev thực hiện chiến dịch như vậy mà không cần hỗ trợ từ Berlin. Họ đánh giá một trong những mục tiêu là cầu Crimea "khó tấn công và không thể bị phá hủy dù dùng đến 10-20 quả đạn".
Đoạn ghi âm khiến căng thẳng trong quan hệ Nga - Đức leo thang. Bộ Ngoại giao Nga ngày 4/3 triệu tập đại sứ Đức Alexander Lambsdorff v́ vấn đề này.
Điện Kremlin cùng ngày chỉ trích Bộ Quốc pḥng Đức thảo luận về kế hoạch tấn công lănh thổ Nga, cho biết "cần t́m hiểu liệu quân đội Đức tự ư hành động hay đây là một phần trong chính sách của chính phủ". Cơ quan này đánh giá cả hai kịch bản đều rất tồi tệ, cho thấy "phương Tây tham gia trực tiếp vào xung đột Nga - Ukraine".
|