Châu Âu lo ngại về nguy cơ Mỹ ngày càng xa cách trong chính sách kinh tế, dù là ông Biden hay ông Trump thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.
Tuyên bố "nước Mỹ đă trở lại" của Tổng thống Joe Biden sau khi đắc cử năm 2021 đă được giới chức châu Âu đón nhận nồng nhiệt với niềm hy vọng rằng ông có thể giúp quan hệ thương mại giữa đôi bên vượt qua những sóng gió thời cựu tổng thống Donald Trump.
Nhưng sau ba năm nắm quyền, thay v́ đảo ngược xu hướng bảo hộ thời Trump, Tổng thống Biden lại duy tŕ và thúc đẩy nhiều chính sách trong số đó. Ông tiếp tục áp đặt các rào cản thương mại, gạt các công ty châu Âu khỏi chính sách trợ cấp nhằm củng cố ngành sản xuất Mỹ và khiến các đồng minh ngạc nhiên khi áp đặt những biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn nhằm ngăn Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại thành phố Columbia, bang Nam Carolina, hôm 27/1. Ảnh: AFP
Thực tế này khiến nhiều lănh đạo châu Âu lo ngại rằng dù ông Biden hay ông Trump thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11, chính sách kinh tế Mỹ cũng sẽ không nghiêng về phía có lợi cho họ. Trump trước đó đă đe dọa sẽ chấm dứt viện trợ cho Ukraine, thậm chí có thể rút Mỹ khỏi NATO, cũng như gây hỗn loạn thương mại toàn cầu.
"Tuần trăng mật giữa Mỹ và châu Âu đă kết thúc", một nhà ngoại giao châu Âu nhận định.
Các quan chức trên khắp châu Âu đang tự hỏi liệu khối này có thể dựa vào Mỹ để tiếp tục thúc đẩy hệ thống thương mại dựa trên quy tắc, hay liệu họ có phải đối mặt nguy cơ nổ ra xung đột kinh tế với đồng minh lâu năm hay không.
Liên minh châu Âu (EU) đă thực hiện một số biện pháp để hỗ trợ ngành công nghiệp nội khối, nới lỏng nhiều quy định trợ cấp để giúp các chính phủ châu Âu dễ dàng cạnh tranh hơn với những ưu đăi cho ngành công nghệ sạch của Mỹ. Nhưng giới chức EU chủ yếu vẫn bám vào ư tưởng về thương mại tự do truyền thống, ngần ngại chấp nhận chính sách bảo hộ của Mỹ.
Giới chức châu Âu đă cảnh báo Mỹ rằng các động thái nhằm cạnh tranh với Trung Quốc đang tạo ra những thiệt hại ngoài dự tính ở hai bờ Đại Tây Dương.
"Chúng ta giống như cặp vợ chồng già với những vấn đề của riêng ḿnh", Olivier Becht, cựu bộ trưởng ngoại thương Pháp, nói trong cuộc gặp Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai trong chuyến thăm Washington gần đây. "Nhưng chúng ta nên cẩn trọng xử lư những khác biệt trong vấn đề thương mại".
Theo giới quan sát, tổng thống tiếp theo của Mỹ sẽ phải định hướng những cuộc tranh luận kinh tế gai góc để bảo vệ mối quan hệ với châu Âu. Mỗi vấn đề giữa hai bên đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tranh căi ngoại giao, châm ng̣i biện pháp thuế quan hoặc các hạn chế thương mại khác, qua đó làm suy yếu mối đoàn kết kinh tế giữa Mỹ và châu Âu.
Brendan Boyle, nghị sĩ đảng Dân chủ đến từ Pennsylvania, đă tham dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập NATO vào năm 2019. Ông kể rằng tại bữa tiệc ở London, có cảm giác rằng liên minh này sẽ không thể tồn tại được nữa sau những lời chỉ trích từ tổng thống Trump lúc bấy giờ, chủ yếu tập trung vào lời phàn nàn rằng châu Âu chi tiêu chưa đủ cho quốc pḥng.
"Khi đó, mọi người cứ nói với nhau một câu đùa xúi quẩy là 'hăy tận hưởng bữa tiệc này v́ chưa chắc chúng ta có thể tổ chức tiệc kỷ niệm 75 năm'", Boyle cho hay.
Nhưng Tổng thống Biden đă nhanh chóng hồi sinh quan hệ giữa Mỹ với NATO sau khi nhậm chức và ông hoan nghênh việc mở rộng liên minh sau khi Nga phát động chiến dịch tại Ukraine hồi đầu năm 2022. Cam kết của ông đối với an ninh châu Âu khiến các lănh đạo khu vực kỳ vọng Mỹ đă thay đổi.
Quảng cáo
Nhưng không lâu sau, họ không khỏi cảm thấy thất vọng khi biết rằng trong các vấn đề kinh tế quốc tế, Tổng thống Biden có nhiều điểm chung với người tiền nhiệm Trump.
Ông và các cố vấn coi tự do thương mại toàn cầu là mối đe dọa an ninh quốc gia, cảnh báo rằng nó đă làm suy yếu cơ sở công nghiệp Mỹ, gây tổn hại cho người lao động Mỹ và cho phép Trung Quốc thống trị các ngành công nghiệp quan trọng.
Phép thử đầu tiên đối với chính quyền Biden là cách giải quyết hàng rào thuế quan mà cựu tổng thống Trump đă áp đặt đối với thép và nhôm châu Âu. Ông Biden đă đ́nh chỉ chúng sau khi nhậm chức, nhưng không xóa bỏ hoàn toàn mà chỉ áp mức thuế thấp hơn, khiến các nhà sản xuất nhôm, thép châu Âu thiệt hại hàng trăm triệu USD vào năm ngoái.
Các lănh đạo châu Âu đă nhiều lần t́m cách thuyết phục Tổng thống Biden dỡ bỏ hàng rào thuế quan này. Tháng 10/2023, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cùng các quan chức cấp cao EU đă đến Washington để tham dự một hội nghị thượng đỉnh, nơi họ hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề.
Trong những cuộc đàm phán trước hội nghị, các quan chức Mỹ thúc đẩy EU áp thuế với kim loại Trung Quốc như một phần thỏa thuận, bước đi mà một số quan chức châu Âu lo ngại có thể vi phạm quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đêm trước cuộc họp tại Nhà Trắng, các nhà ngoại giao EU cùng xem xét dự thảo tuyên bố chung, sau các cuộc đàm phán vào phút chót giữa cơ quan điều hành của khối với chính quyền Mỹ. Sau khi xem xét, các nhà ngoại giao châu Âu ngỡ ngàng nhận ra dự thảo tuyên bố chung này giống như EU sẵn sàng ủng hộ các mức thuế đó. "Cái quái ǵ thế này", một quan chức ngoại giao châu Âu thuật lại lời các đồng nghiệp vào thời điểm đó.
Tuyên bố chung của hội nghị rốt cuộc chỉ có 4 câu đề cập đến vấn đề này, nói rằng hai bên sẽ tiếp tục đàm phán. Ủy viên thương mại EU Valdis Dombrovskis sau đó đă làm việc với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondoto nhằm cố gắng giảm bớt tác động của các mức thuế đang có. Vào tháng 12/2023, hai bên nhất trí gia hạn đ́nh chỉ thuế quan thêm hai năm.
Cũng tại hội nghị này, Mỹ và EU đă cố gắng vượt qua nỗi thất vọng đối với Đạo luật Giảm lạm phát của Tổng thống Biden. Đạo luật này giảm thuế cho các ngành công nghiệp năng lượng sạch, t́m cách thu hút công ty nước ngoài mở nhà máy ở Mỹ và mua nguyên liệu nước này.
Các lănh đạo châu Âu hoan nghênh Mỹ tham gia cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Nhưng họ lo lắng đạo luật trên sẽ đặt ngành công nghiệp năng lượng sạch của châu Âu vào thế bất lợi và hút ḍng tiền đầu tư ra khỏi EU.
Trong một bữa tối tại Nhà Trắng vài tháng sau khi Tổng thống Biden kư thông qua đạo luật, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đă bày tỏ không hài ḷng với thượng nghị sĩ Joe Manchin, người soạn thảo phần lớn đạo luật. Theo các nguồn tin am hiểu vấn đề, Tổng thống Pháp đă nói với Manchin rằng "ngài đang làm tổn thương đất nước tôi".
Các công ty châu Âu không thích điều kiện gắn liền với khoản miễn thuế của Mỹ cho khách hàng mua xe điện mới. Theo đó, người Mỹ không được miễn giảm 7.500 USD tiền thuế trừ khi chiếc xe được lắp ráp ở Mỹ, Mexico hay Canada. Phần lớn pin ôtô cũng phải được sản xuất từ khoáng sản và các linh kiện do Mỹ hoặc một trong những đối tác thương mại tự do của nước này cung cấp. Nỗ lực này nhằm phá vỡ thế thống trị của Trung Quốc đối với ngành khai khoáng toàn cầu.
Nhưng châu Âu chưa kư thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ, điều Manchin thừa nhận rằng ông không biết khi soạn thảo các điều khoản trong Đạo luật Giảm lạm phát.
Đầu năm ngoái, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đă phàn nàn với thượng nghị sĩ Manchin rằng các khoản trợ cấp của Mỹ gây tổn hại cho ngành công nghiệp ôtô Đức. Manchin bác bỏ. Theo một nguồn thạo tin, ông đă đưa ra kết quả t́m kiếm trên điện thoại để cho Thủ tướng Đức thấy rằng thuế ôtô EU cao hơn của Mỹ.
Chính quyền Biden năm ngoái tiến hành các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại mới liên quan đến khoáng sản, có thể giúp các nhà sản xuất pin châu Âu đủ điều kiện đáp ứng điều kiện để khách hàng Mỹ nhận trợ cấp khi mua xe điện của họ.
Nỗ lực này đến nay vẫn chưa có bất cứ tiến triển nào, song các quan chức chính quyền Biden giải thích rằng những cuộc đàm phán đă giúp xoa dịu mối lo ngại ở châu Âu về Đạo luật Giảm lạm phát.
"Đúng, có một số điều đáng trách, nhưng tôi nghĩ trên thực tế, những ǵ chúng đạt được là thúc đẩy hành động", quan chức Nhà Trắng John Podesta nói hồi tháng 10 năm ngoái.
Mỹ và châu Âu dưới cả chính quyền Trump và Biden đều tranh căi về những quy tắc được EU thông qua nhằm ngăn chặn hành vi trốn thuế. Khi thực thi mức thuế tối thiểu đối với các công ty đa quốc gia, châu Âu cũng có thể áp dụng chúng đối với doanh nghiệp Mỹ. Đảng Cộng ḥa tại quốc hội Mỹ đang đe dọa đánh thuế đối với các công ty châu Âu để trả đũa.
"Nếu mọi người đi theo con đường đó, nó sẽ mở ra chiếc hộp Pandora", hạ nghị sĩ Cộng ḥa Ron Estes cảnh báo, nhắc tới sự tích về chiếc hộp kỳ bí chứa bất hạnh, thiên tai, chiến tranh trong thần thoại Hy Lạp.
Estes và các nghị sĩ đảng Cộng ḥa khác đă tới Paris hồi tháng 9/2023 để đề nghị Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire không thực hiện thỏa thuận về mức thuế tối thiểu đối với các công ty đa quốc gia. Theo những người thạo tin, Bộ trưởng Le Maire đă thay đổi lịch họp và sau đó nói rằng ông không thể gặp nhóm nghị sĩ Mỹ.
Dù vậy, viễn cảnh cựu tổng thống Trump trở lại Nhà Trắng vẫn là thứ khiến châu Âu lo ngại hơn.
Trong quá tŕnh vận động tranh cử, ông Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu, kể cả từ châu Âu. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền h́nh Pháp, Christine Lagarde, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu, nói rằng việc cựu tổng thống Mỹ tái đắc cử "rơ ràng là một mối đe dọa" với châu Âu.
Pascal Lamy, cựu quan chức thương mại EU, người lănh đạo WTO từ năm 2005 đến 2013, nhận xét mặc dù chính quyền Biden vẫn theo chủ nghĩa bảo hộ và hoài nghi về thương mại, họ có chung mối quan tâm trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu với EU.
Chính quyền Biden cũng hợp tác chặt chẽ với EU trong việc áp lệnh trừng phạt lên Nga sau xung đột Ukraine và tạo điều kiện để các công ty Mỹ đưa khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang châu Âu khi họ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi từ bỏ dầu, khí đốt Nga.
Nhiều người châu Âu cho biết điều họ lo sợ nhất nếu Trump thắng cử là khả năng Mỹ sẽ bỏ rơi Ukraine cũng như cả các đồng minh ở bên kia bờ Đại Tây Dương.
"Đổ vỡ trong mối quan hệ này sẽ khiến thế giới bị chia rẽ nhiều hơn", Erik Brattberg, chuyên gia từ Hội đồng Đại Tây Dương, tổ chức tư vấn phi đảng phái ở Washington, nhấn mạnh.
VietBF@sưu tập