Theo như việc củng cố lực lượng ở biên giới với Gaza là một biện pháp "pḥng ngừa" trước kế hoạch về chiến dịch trên bộ của Israel ở Rafah. Các quan chức cho biết, Ai Cập đă triển khai thêm quân đội và máy móc ở Bắc Sinai, giáp biên giới với Gaza nhằm tăng cường an ninh, khi Ai Cập tăng cường hiện diện an ninh tại biên giới với Dải Gaza.
Ai Cập cảnh giác cao với xung đột Israel - Hamas
Hăng tin CNN (Mỹ) cho biết, Ai Cập đang tăng cường hiện diện an ninh tại biên giới với Dải Gaza, đặt cảnh giác cao với khả năng xung đột Israel - Hamas lan sang lănh thổ của ḿnh nếu quân đội Israel bắt đầu cuộc tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở biên giới với Ai Cập - nơi đang có hơn một nửa dân số Gaza sinh sống.
Các quan chức an ninh Ai Cập nói với CNN rằng, việc củng cố lực lượng ở biên giới với Gaza là một biện pháp "pḥng ngừa" trước kế hoạch về chiến dịch trên bộ của Israel ở Rafah. Các quan chức cho biết, Ai Cập đă triển khai thêm quân đội và máy móc ở Bắc Sinai, giáp biên giới với Gaza nhằm tăng cường an ninh.
Chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza có thể gây nguy hiểm cho mối quan hệ kéo dài gần nửa thế kỷ của Israel với một đối tác Ả Rập quan trọng. Ai Cập đă lên án động thái này của Israel. Hiện Ai Cập tiếp tục gióng chuông cảnh báo, cáo buộc Israel đẩy hơn 1 triệu người Palestine về phía lănh thổ Cairo và chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự ở Rafah.
Một nhân chứng nói với CNN, các trạm kiểm soát dẫn đến cửa khẩu biên giới Rafah ở phía Ai Cập đă được tăng cường với nhiều binh sĩ hơn và các khu vực xung quanh đường chính đang được chuẩn bị cho việc triển khai xe tăng và máy móc quân sự.
CNN ghi nhận báo cáo từ một nguồn tin ở Ai Cập và các video đang lan truyền trên mạng xă hội cho thấy trực thăng quân sự của Ai Cập đă bay lượn phía lănh thổ Ai Cập trong tuần này.
Binh sĩ quân đội Ai Cập nh́n từ phía sau hàng rào thép gai khi các công nhân Palestine dỡ các thùng hàng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza. Ảnh: AFP
Khủng hoảng nghiêm trọng
CNN nhận định, các quan chức ở cả 2 nước hiếm khi chỉ trích nhau một cách công khai, tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ai Cập hôm 12/2 đă chỉ trích những b́nh luận của Bộ trưởng Tài chính Israel ông Bezalel Smotrich khi cho rằng Cairo phải chịu trách nhiệm đáng kể về vụ tấn công của Hamas vào Israel hôm 7/10/2023.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ai Cập chia sẻ trên nền tảng X: "Thật đáng tiếc và đáng hổ thẹn (khi ông Smotrich) tiếp tục đưa ra những tuyên bố mang tính kích động."
Ai Cập là quốc gia Ả Rập đầu tiên công nhận Israel vào năm 1979. Hai bên đă kư một hiệp ước mang tính bước ngoặt trong đó Israel trả lại Bán đảo Sinai để đổi lấy ḥa b́nh. Hiệp ước cũng hạn chế số lượng quân đồn trú ở biên giới giữa Ai Cập và Gaza.
Các phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin rằng Ai Cập đe dọa hủy bỏ hiệp ước ḥa b́nh nếu quân đội Israel tiến vào Rafah. Tờ báo Ahram (Ai Cập) đă bác bỏ những báo cáo này, cho biết trong cuộc họp báo hôm 12/2 rằng Cairo sẽ vẫn tuân thủ hiệp ước, miễn là nó mang lại lợi ích cho đôi bên.
Nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia (INSS) ở Tel Aviv đồng thời là giảng viên tại Khoa Nghiên cứu Ả Rập và Hồi giáo tại Đại học Tel Aviv Ofir Winter, cho biết: “Cuộc khủng hoảng hiện nay tiềm ẩn những mối nguy hiểm chưa từng thấy.”
Chuyên gia Winter nói với CNN rằng, Ai Cập và Israel đă trải qua những giai đoạn khó khăn kể từ khi hiệp ước ḥa b́nh được kư kết, đây là một trong những thời kỳ tồi tệ nhất trong quan hệ 2 nước.
Những người Palestine phải rời bỏ nhà cửa, sơ tán về phía biên giới với Ai Cập, ở Rafah, phía nam Dải Gaza. Ảnh: Reuters
1,3 triệu người đang ở biên giới Rafah
Israel đă chịu áp lực từ cộng đồng quốc tế trong việc kiềm chế tiến hành một chiến dịch trên bộ ở Rafah - nơi Israel đă oanh tạc từ trên không trong nhiều tuần. Thành phố này là nơi ẩn náu lớn cuối cùng của người Palestine sơ tán khỏi phía Bắc và trung tâm Gaza.
Sau nhiều lời kêu gọi sơ tán của Israel tại các khu vực khác trong dải Gaza, hơn 1,3 triệu người hiện đang tập hợp ở Rafah. CNN cho biết, các gia đ́nh ở khu vực này đang phải vật lộn với t́nh trạng thiếu lương thực, nước uống và thuốc men. Họ đang sống trong những căn lều chỉ cách hàng rào thép gai vài mét ngăn cách họ với Ai Cập.
Bộ Ngoại giao Ai Cập phát cảnh báo hôm 11/2 về "hậu quả nghiêm trọng" của các hoạt động quân sự của Israel ở Rafah, đồng thời kêu gọi Israel kiềm chế thực hiện các biện pháp có thể làm phức tạp thêm t́nh h́nh và gây tổn hại đến lợi ích của các bên liên quan.