Nuôi loại động vật này không tốn nhiều công chăm sóc mà lại đem về hiệu quả kinh tế cao nên rất nhiều mô h́nh đă được nhân rộng trên cả nước.
Giun quế (trùn quế) là loại động vật lưỡng tính. Theo giai thoại xưa, loại động vật này được ví là "Rồng đất nước Nam", giúp làm tơi xốp đất, giúp ích mùa màng, là bạn của người nông dân.
Giun quế là động vật dễ thích ứng với môi trường và có tốc độ sinh sản nhanh. Chăn nuôi giun quế không cần quá nhiều công sức, mỗi tuần chỉ cho ăn từ 1 đến 2 lần. Nguồn nguyên liệu nuôi giun được tận dụng ngay ở trang trại như phân gia súc, rơm rạ, thân cây ngô.
Đây cũng là nguồn thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng, với hàm lượng chất đạm cao. Giun quế là thức ăn sạch, bổ sung nhiều dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm, chứa tới 70% là protein ở dạng thô. Loại thức ăn này có yếu tố kích thích sự sinh trưởng tự nhiên của gia súc, gia cầm. Giun được sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi như gà, cá, ếch, lươn... c̣n phân giun th́ được bán cho các nông trại trồng theo hướng công nghệ cao hoặc dùng để bón cho rau.
Bên cạnh đó, loại thức ăn này c̣n dễ sản xuất, góp phần giảm chi phí đầu tư chăn nuôi, giá thành đầu tư nuôi giun quế để làm thức ăn trong chăn nuôi rẻ hơn so với chi phí thức ăn công nghiệp. Nuôi giun quế không tốn nhiều công chăm sóc mà lại đem về hiệu quả kinh tế cao nên rất nhiều mô h́nh nuôi giun quế đă được nhân rộng trên cả nước.
Chia sẻ trên Báo Thanh Hóa, chị Nguyễn Thị Hoan, chủ trang trại tổng hợp xă Quảng Hợp (Quảng Xương) cho hay, giun quế tại trang trại của chị chủ yếu làm thức ăn trực tiếp cho gà hoặc phối trộn giun quế với các loại cám ngô, gạo, bột đậu tương... để ép thành cám viên tự chế. Phân gà làm thức ăn cho giun, giun làm thức ăn cho gà tạo thành ṿng tṛn khép kín, vừa tận dụng được chất thải, vừa đảm bảo yếu tố môi trường trong chăn nuôi.
Giun quế rất sợ ánh sáng nên khi làm chuồng trại nuôi giun quế phải chú ư không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Mỗi chuồng nuôi rộng từ 3 đến 5m2 phải lót bạt ở trên và có mái che cách mặt luống khoảng 1m. Chuồng giun cần được tạo độ ẩm 75 đến 80%, nhiệt độ từ 20 đến 28 độ C, v́ vậy mỗi ngày cần phun nước từ 1 đến 2 lần. Chuồng phải giữ được độ ẩm và tránh các loại côn trùng, sâu bọ, chuột...
Sau thời gian nuôi từ 2 đến 2,5 tháng th́ có thể tiến hành thu hoạch giun. Trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau cho biết, khi thu hoạch giun, dùng xô, thùng, chậu xúc toàn bộ sinh khối nuôi giun đem ra ngoài trời sáng, lót nilon xuống đất, đổ thành đống cao khoảng 20cm, sau 30 phút giun chui xuống đáy, dùng tay hoặc dụng cụ gạt lớp sinh khối bên trên sang 1 bên, cuối cùng dưới đáy là toàn bộ giun sạch sẽ thu được rất nhanh chóng.
Thu hoạch bằng phương pháp này tránh làm nát giun và làm dập vỡ hỏng trứng giun. Sau khi thu hoạch lấy giun xong nhanh chóng đổ sinh khối giun vào rănh chuồng để nuôi tiếp, không để sinh khối giun lâu ngoài trời sẽ làm hỏng trứng giun.
Báo Nghệ An dẫn lời anh Dương Văn Tú cho biết, trang trại nuôi giun quế của anh tại Thanh Chương (Nghệ An) có diện tích 2.000m2. Toàn bộ chất thải của lợn hàng ngày được hoà nước, làm thức ăn cho giun.
Hiện nay, giun quế giống dao động từ 15.000 - 30.000 đồng/kg, giá giun quế thương phẩm dao động từ 80.000 - 120.000 đồng/kg, phân giun 3.500 đồng/kg và khi được xử lư thành dạng viên khô có giá bán từ 20.000 đồng/kg... Trung b́nh mỗi năm, trang trại cho sản lượng giun khoảng 10 tấn và sản lượng phân khoảng 300 tấn, đem về thu nhập hơn 1 tỷ đồng
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Liên sinh năm 1953, quê gốc ở xă Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội cũng có 2.000m2 trang trại nuôi giun quế. Bà đă đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng mô h́nh trang trại nuôi lợn sạch với thức ăn là giun quế.
Chia sẻ trên Báo Quân đội nhân dân, bà Liên cho biết, mỗi con lợn chỉ ăn khoảng 1 lạng giun quế mỗi ngày. Nuôi lợn bằng giun quế chỉ cần cho lợn ăn 2 bữa một ngày vào 8h sáng và 3h chiều mà không phải nhiều bữa như nuôi lợn bằng cám công nghiệp. Mỗi lứa bà Liên nuôi khoảng 300 - 400 con, tính ra lợi nhuận khoảng 45-50 triệu đồng/tháng.
VietBF@ Sưu tập