Văn pḥng tư vấn du học của chúng tôi thi thoảng nhận được thư từ Sở Di trú (Bộ Nội vụ) Australia thông báo có sinh viên quá hạn visa, đề nghị ra tŕnh báo hoặc t́m giải pháp hợp pháp hóa t́nh trạng cư trú. Nhưng, như có thể dự đoán, mọi thông tin liên lạc mà chúng tôi từng lưu trữ đều không c̣n được họ sử dụng.
Dù v́ nguyên do ǵ, tôi cũng thực sự tiếc cho cả quá tŕnh cố gắng đă qua khi cuối cùng, họ lại lựa chọn trở thành một người không giấy tờ, vô thừa nhận, đối mặt với một cuộc sống trong bóng tối. Thống kê của Bộ Nội vụ Australia từ năm 2016 đến nay cho thấy, nước này có trên dưới 70.000 người cư trú bất hợp pháp - thường gọi là "người rơm".
Để giải tỏa cho trăn trở cá nhân, tôi đă thử cố gắng lư giải cho quyết định trở thành "người rơm" của những du học sinh mà chúng tôi hiểu đủ rơ về hồ sơ của họ. Tôi tạm phân loại thành hai nhóm chính:
Nhóm thứ nhất là các bạn có gia cảnh đặc biệt khó khăn về tài chính ở quê nhà, hy vọng cố gắng làm mọi việc để kiếm tiền gởi về cho gia đ́nh. Với chính sách tiền lương tối thiểu và mức sống thuộc hàng cao nhất thế giới, ở Australia, du học sinh không phải bận tâm nhiều về tài chính.
Một công việc làm thêm b́nh thường nhất, ví dụ bồi bàn hoặc nhân viên dọn dẹp vệ sinh, vẫn có thể mang đến thu nhập thoải mái cho các du học sinh độc thân. Nhưng nếu mang một khoản nợ, hoặc gánh nặng tài chính cho cả đại gia đ́nh, các bạn phải bỏ học để dành toàn thời gian kiếm tiền và trở thành người cư trú bất hợp pháp.
Nhóm thứ hai là những người không có khả năng hoặc lười nhác học tập, chỉ muốn định cư nhanh và dễ. Các bạn này thường xuất thân từ gia đ́nh trung lưu, không khó khăn về tài chính, nhưng cũng chưa đủ giàu để định cư theo diện đầu tư kinh doanh, và không đủ năng lực chuyên môn để xin visa định cư diện tay nghề.
C̣n một nhóm nữa - những người quá hạn visa v́ những lư do bất khả kháng hoặc do vô ư không để tâm đến ngày tháng - thường rất cầu thị để t́m cách gỡ bỏ t́nh trạng bất hợp pháp ngay khi có thể, và cũng không gặp quá nhiều rắc rối sau khi đă được hợp pháp hóa thành công.
Nhóm thứ nhất là đối tượng rất dễ bị bóc lột sức lao động. Do cư trú bất hợp pháp, họ chỉ có thể sống chui nhủi, làm những công việc nặng nhọc với mức lương bèo bọt dưới mức quy định, thậm chí phải làm những việc phạm pháp như trồng cần sa. Những "người rơm" này cũng không được hưởng bảo hiểm cũng như các quyền lợi hợp pháp của người lao động. Lúc đau ốm họ không dám đi khám chữa v́ sợ bị phát hiện. Số tiền kiếm được muốn gửi về quê nhà, họ phải gửi qua những phương thức không chính thống, chấp nhận mức tỷ giá thấp hơn thị trường, kèm theo rủi ro mất tiền hoặc bị lừa gạt, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng khi giao dịch số tiền lớn bằng tiền mặt.
Với nhóm thứ hai, phương thức khá phổ biến là tham gia vào các đường dây môi giới kết hôn giả. Họ chi trả số tiền theo thỏa thuận để nhận được sự bảo lănh từ đối tượng đồng ư làm hồ sơ kết hôn.
Vài năm trước, phụ huynh của một nữ sinh tham khảo tôi về giá thị trường làm hồ sơ kết hôn giả cho con gái. Cô bé đă tốt nghiệp phổ thông, vừa sang Australia được 6 tháng nhưng không muốn tiếp tục đi học, mà gia đ́nh th́ không muốn em về nước. Em được giới thiệu cho một người đồng ư kết hôn giả với mức phí 100.000 AUD (gần 1,6 tỷ đồng). Gia đ́nh họ kinh doanh khá thành công ở Việt Nam, số tiền này không phải là vấn đề lớn.
Tôi dùng một câu hỏi thay cho câu trả lời: số tiền 100.000 AUD đủ để con gái anh chị học hết đại học, tốt nghiệp xong, em có thể chuyển qua visa tốt nghiệp, được đi làm việc hợp pháp ít nhất hai năm nữa, với mức thu nhập tối thiểu khoảng 50.000 AUD/năm. Như vậy, hai năm sau tốt nghiệp em đă thu hồi chi phí du học, lăi thêm tấm bằng đại học được công nhận quốc tế, cùng kinh nghiệm sống lẫn nghề nghiệp chuyên môn. Anh chị mong con ḿnh sống một cuộc đời tự chủ hay tự mua dây buộc ḿnh vào một cuộc hôn nhân giả, phạm pháp và không có t́nh yêu?
Tôi đă chứng kiến đủ nhiều bi kịch từ những cuộc kết hôn giả tương tự, và không mong bất cứ ai sa vào con đường này. Kết hôn giả, nhưng bi kịch là thật.
Khi viết bài này, tôi nhớ đến gia đ́nh anh Chính (đă đổi tên). Anh và vợ sống bất hợp pháp ở Australia gần chục năm, dành dụm gửi tiền về cho hai bên gia đ́nh. Khi có con, con của họ không được đi học ở trường chính quy mà chỉ có thể gửi cho một bà gần nhà giữ hộ. Bà không có bằng cấp hay kỹ năng giáo dục, chỉ chăm trẻ theo bản năng và kinh nghiệm, cho ăn uống, tắm rửa và chờ cha mẹ đến đón sau khi đi làm về. Anh chị ngày ngày đi làm, tối về nhà, không dám giao du với ai hay hưởng thụ ǵ, đúng nghĩa sống ṃn. Anh nhiều lần tính ra tŕnh báo, để có cơ hội về nước nhưng không đủ can đảm. Cho đến khi bị cảnh sát bắt, anh như trút được gánh nặng, "về nhà để con được đi học, anh chị c̣n có thể được làm người".
Mới đây, trong khoảng tháng 12/2023 đến tháng 1/2024, 4 học sinh Việt đến học tại Trường trung học Hamilton (Adelaide, Nam Australia) theo diện trao đổi đều lần lượt biến mất. Cảnh sát Australia tin rằng bốn em có thể đang "chủ động lẩn trốn khỏi chính quyền".
Sở Giáo dục bang Nam Australia đă tạm dừng nhận đơn đăng kư của học sinh ba tỉnh ở Việt Nam (Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng B́nh) vào các trường phổ thông công lập, sau khi xem xét quê quán của một số học sinh rời nhà trọ mà không được phép.
Cư trú bất hợp pháp là một lựa chọn phải trả giá đắt. Nhưng nếu đủ can đảm và quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể chọn lại, để chủ động thoát khỏi kiếp "người rơm".