Trong tâm trí của chị Phượng vẫn c̣n nhớ những lúc ba dạy chị nói, 2 ba con chơi đùa cùng nhau. Năm chị 3 tuổi, ba đi và mất liên lạc từ đó.
Cuộc hôn nhân của người đàn ông Hàn Quốc với vợ Việt
Nghe tin có một cụ ông người Hàn Quốc 94 tuổi, có họ giống ḿnh đang t́m con, chị Chang Mỹ Phượng (hay Chang Mi Bong, sinh năm 1968) thấy ngờ ngợ. V́ đó có thể là người cha mà chị và em trai cũng đang mong nhớ, kiếm t́m suốt bao nhiêu năm qua.
Ông Chang Kyu Dae (SN 1928, hiện đang sống ở Seoul, Hàn Quốc) sang Việt Nam vào tháng 7/1966, làm công tác nghiên cứu trong quân đội Đại Hàn, không tham chiến.
Năm 1968, ông Chang kết hôn với người phụ nữ Việt Nam tên Lưu Say, quê ở Cần Thơ. Ông bà lần lượt có hai người con, một gái, một trai là Chang Mi Bong (SN 1968) và Chang Keu Myung (SN 1971).
Ông Chang Kyung Dae và bà Lưu Say thời trẻ.
Năm 1971, v́ hết hạn visa nên ông Chang về lại Hàn Quốc, từ đó mất liên lạc với vợ con. Ông Chang có gửi thư về Việt Nam cho vợ. Trong những bức thư của ông Chang luôn bày tỏ niềm mong nhớ vợ, con và gửi lời xin lỗi đến họ. “Tôi có nhiều điều muốn nói với bà”, ông Chang nhắn nhủ bà Lưu Say. Tuy nhiên v́ sai địa chỉ nên những lá thư của ông không đến được tay người cần.
Ở tuổi ngoài 50, dù mong nhớ và hy vọng được gặp lại ba nhưng chị Chang Mỹ Phượng không ngờ, ngày đó thực sự đă tới.
Đọc được tin ông Chang Kyu Dae đi t́m con, chị Phượng đă liên hệ với chương tŕnh “Như chưa hề có cuộc chia ly” với hy vọng tràn trề có thể t́m được đấng sinh thành. Kết quả, ông Chang Kyu Dae chính là ba của chị Phượng và anh Myung.
Cụ ông Hàn Quốc t́m 2 con với vợ người Việt, gặp lại sau 52 năm thất lạc, vừa nh́n đă biết không thể nhầm- Ảnh 3.
Anh Myung mừng rỡ khi biết tin sắp được gặp lại ba.
Không ngày nào được ngủ yên từ khi xa vợ con
Năm 1990, bà Lưu Say cùng các con đă sang Mỹ, định cư tại tiểu bang Florida. Chị Phượng và anh Myung đang làm trong ngành nail. Họ đều đă có gia đ́nh, có con. Hai chị em gặp nhau thường xuyên.
V́ khoảng cách địa lư, 3 cha con phải gặp lại nhau qua màn h́nh máy tính. Khi h́nh ảnh của mọi người hiện lên, cả 3 người họ đều nhận ra những nét tương đồng trên gương mặt của ḿnh.
Ông Chang rưng rưng xúc động, nhiều lần gửi lời xin lỗi đến vợ và các con v́ thời gian đă lâu nhưng đến giờ mới đi t́m.
“Mỗi người một hoàn cảnh mà ba, không có ǵ cả. Nhận được tin ba t́m kiếm, tụi con rất mừng. Trong những năm tháng không liên lạc được với ba, chúng con lúc nào cũng đi t́m ba, nhưng không có manh mối nào để t́m được. Chúng con chỉ mong ba giữ ǵn sức khỏe. Chúng con sẽ thu xếp công việc để sang Hàn Quốc thăm ba, hy vọng được gặp ba vào một ngày gần nhất”, anh Myung nghẹn ngào nói.
Vừa nh́n thấy ba, những kỷ niệm thời thơ ấu ào ạt hiện về trong tâm trí của chị Phượng.
“Con nghe thấy tiếng ba nói “papa” là con thấy đây đúng là ba của ḿnh rồi, không thể nhầm lẫn được. Hồi nhỏ ba hay dạy con kêu ba là “papa”, giọng nói, cách nói chuyện của ba vẫn như ngày xưa. Ngày đó, ba hay để con ngồi lên bụng, ba nằm, c̣n con nhún trên bụng của ba. Ba rất thương con. Không ngờ cuộc đời này con vẫn có thể gặp lại ba, quá may mắn. Cầu chúc ba có thật nhiều sức khỏe, để con được gặp lại ba, được ba ôm, ba thương như hồi c̣n nhỏ”, chị Phượng nói.
Người con gái nghẹn ngào khi nhắc đến mẹ. Chị Phượng cho biết những năm tháng c̣n sống, bà Lưu Say lúc nào cũng nhớ thương và luôn chờ đợi ông Chang trở về. Bà luôn nói với các con rằng ba chắc chắn sẽ quay về Việt Nam để t́m hai con. Bà Lưu Say lâm bệnh và qua đời vào năm 2005.
Biết tin bà Lưu Say đă qua đời, ông Chang rơi nước mắt. Ông cho biết từ ngày xa vợ con, bản thân không có ngày nào được ngủ ngon. Ông luôn nhớ về vợ, về các con ở Việt Nam.
Ông Chang sau này đă có gia đ́nh mới. Đến khi t́m lại được chị Phượng, anh Myung, ông mới nói cho vợ và con biết mọi chuyện.
Không thể chờ đợi thêm, chị Phượng và anh Myung sau đó đă sang Hàn Quốc để đoàn tụ với ba. Anh chị quỳ gối để chào hỏi ba theo nghi lễ của người Hàn Quốc. Chị Phượng, anh Myung cũng được gặp người em trai (con riêng của ông Chang) và dành cho nhau t́nh cảm ấm áp của những người trong một gia đ́nh.
VietBF@ Sưu tập