Theo như nhiều chuyên gia mới đây đặt câu hỏi liệu Triều Tiên có phát động tấn công Hàn Quốc và một cuộc xung đột mới bùng phát sẽ như thế nào, do căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên vào đầu năm 2024 khi Hàn Quốc tham gia tập trận hải quân chung với Mỹ và Nhật Bản, c̣n Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa.
Theo tạp chí Newsweek (Mỹ), căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, vào thời điểm Mỹ và các đồng minh đang tập trung chú ư vào xung đột ở các khu vực khác trên thế giới, đă khiến nhiều chuyên gia đặt câu hỏi liệu Triều Tiên có phát động tấn công Hàn Quốc và một cuộc xung đột mới bùng phát sẽ như thế nào.
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (giữa) chủ tŕ cuộc tập trận tấn công mục tiêu do lực lượng tác chiến đặc biệt của Quân đội Nhân dân Triều Tiên tiến hành tại một địa điểm không được tiết lộ vào ngày 26/8/2017. Ảnh: AFP
Tṛ chơi của những con số?
Cơ quan T́nh báo Quốc pḥng Mỹ (DIA) cho biết trong một báo cáo vào năm 2021 rằng, Triều Tiên là một trong những quốc gia quân sự hóa nhất thế giới, với "một trong những lực lượng quân đội thường trực lớn nhất thế giới đe dọa trực tiếp Hàn Quốc".
Số liệu do công ty nghiên cứu dữ liệu toàn cầu Statista công bố cho thấy, chi tiêu quốc pḥng của Triều Tiên có thể đă chiếm 1/3 GDP vào năm 2022, tăng rơ rệt so với những năm trước, khi Triều Tiên chỉ dành dưới 1/4 GDP cho quân đội. Nước này đứng thứ hai - sau Ukraine - về tỷ lệ phần trăm GDP được phân bổ cho quốc pḥng.
Statista cho biết, trong năm 2022, chi tiêu quốc pḥng của Hàn Quốc chiếm khoảng 2,5% GDP.
Nh́n chung, Triều Tiên có lực lượng quân đội nhiều hơn gấp đôi so với Hàn Quốc, như Statista đưa ra kết luận về dữ liệu được công bố vào tháng 6/2023.
Andrew Yeo - thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Á của Viện Brookings và là giáo sư tại Đại học Công giáo có trụ sở tại Washington, Mỹ - cho biết, Triều Tiên có "nhân lực vượt trội" và lợi thế về quân số luôn thuộc về B́nh Nhưỡng.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) - tổ chức nghiên cứu quốc pḥng có trụ sở tại London, vào đầu năm 2023, Triều Tiên có khoảng 1.280.000 quân nhân tại ngũ và 600.000 quân nhân dự bị. C̣n Hàn Quốc có khoảng 555.000 quân nhân tại ngũ và hơn 3 triệu quân nhân dự bị.
Xét theo các thông số khác, Triều Tiên cũng vượt qua Hàn Quốc. Triều Tiên có 71 tàu ngầm so với 19 của Hàn Quốc. Triều Tiên có hơn 3.500 xe tăng chiến đấu chủ lực so với 2.149 của Hàn Quốc. Triều Tiên đă thử bom hạt nhân, trong khi Hàn Quốc không có vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, đó không phải là bức tranh tổng thể. Giáo sư Yeo nói với Newsweek rằng, phần lớn khí tài quân sự của Triều Tiên đều cũ hơn, có từ thời Liên Xô, và khác xa so với công nghệ hiện đại mà Hàn Quốc đang sử dụng, đặc biệt là sức mạnh không quân của nước này.
Nhưng trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hai quốc gia, "Hàn Quốc sẽ có thể tự đứng vững" ngay cả khi không có liên minh với Mỹ - Yeo nhận định.
Ông Yeo cho biết, quân đội Triều Tiên thiếu bề dày kinh nghiệm huấn luyện mà Hàn Quốc có được thông qua các cuộc tập trận quân sự với Mỹ.
Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương của Mỹ (USINDOPACOM) cho biết cách đây hai tuần rằng, Mỹ đă kết thúc cuộc tập trận chung với Hàn Quốc và Nhật Bản, có sự tham gia của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, được thiết kế để "tăng cường hơn nữa khả năng của chúng tôi với tư cách là một lực lượng tổng hợp".
"Vấn đề thực sự không chỉ là số lượng mà c̣n là chất lượng vũ khí và năng lực", chuyên gia Yeo nói.
Người dân tại Seoul, Hàn Quốc, theo dơi bản tin truyền h́nh về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 14/1/2024. Ảnh: AFP
Triều Tiên nâng cấp vũ khí
Các vụ thử tên lửa đạn đạo là một trong những mối lo ngại lớn nhất đối với Seoul, Washington và Tokyo. Cơ quan T́nh báo Quốc pḥng Mỹ cho biết, nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đă tập trung vào việc xây dựng năng lực sẵn sàng chiến đấu của B́nh Nhưỡng và tiến hành thử nghiệm hạt nhân cũng như phát triển tên lửa trong nước kể từ khi lên nắm quyền.
Andrew Yeo cho biết, việc thử nghiệm tăng đột biến vào năm 2022 và vẫn tiếp tục, mặc dù với tốc độ chậm hơn vào năm 2023. Năm mới 2024 cũng không có ǵ khác biệt, với vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên vào ngày 14/1.
Giáo sư Yeo nói, B́nh Nhưỡng cũng đang nâng cấp thiết bị của ḿnh và có thể có sự trợ giúp của Nga để thực hiện điều đó khi nước này bắt đầu cải tiến hệ thống cung cấp vũ khí của ḿnh - một lĩnh vực mà Triều Tiên đang đặc biệt chú ư.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin trong tháng này rằng, nước này đă tiến hành thử nghiệm "hệ thống vũ khí hạt nhân dưới nước". B́nh Nhưỡng cho biết cuộc thử nghiệm máy bay không người lái hạt nhân của hải quân Triều Tiên là phản ứng trước cuộc tập trận hải quân chung do Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản thực hiện.
Vào tháng 9/2023, Triều Tiên thông báo đă ra mắt "tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật" đầu tiên, có khả năng mang và phóng vũ khí hạt nhân. Nhưng các nhà phân tích phương Tây vẫn c̣n nghi ngờ về khả năng thực sự của tàu ngầm này.
B́nh Nhưỡng tuyên bố vào cuối năm 2023 rằng sẽ "đẩy nhanh hơn nữa việc chuẩn bị chiến tranh" trước các hành động chống Triều Tiên chưa từng có của Mỹ và các đồng minh.
Triều Tiên cũng đă phóng một vệ tinh do thám và cho biết sẽ đưa thêm nhiều vệ tinh khác vào quỹ đạo trong năm nay.