Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus đă kêu gọi các quốc gia kư kết hiệp ước đại dịch của tổ chức này để chuẩn bị cho sự bùng phát của “bệnh X”.Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos vào hôm thứ Tư, ông Ghebreyesus hy vọng các nước sẽ đạt được hiệp ước này vào tháng 5 để cùng nhau giải quyết mối đe dọa lớn trong tương lai.Dịch bệnh X là thuật ngữ mà các nhà khoa học sử dụng để chỉ một mầm bệnh chưa xác định, nhưng một khi bùng phát họ nhận định X có thể nguy hiểm gấp 20 lần so với Covid-19.
Vào năm 2022, WHO đă bổ sung X vào danh sách các mầm bệnh cần phải theo dơi chặt chẽ, được công bố lần đầu tiên vào năm 2017, và cảnh báo về việc nó có thể trở thành đại dịch nghiêm trọng trên toàn cầu.Ghebreyesus cho rằng Covid-19 là dịch bệnh X đầu tiên nhưng quan trọng hơn cả là cần phải chuẩn bị để đối phó với một đại dịch khác.
“Có những nguy cơ dù chúng ta chưa biết nhưng hoàn toàn có thể xảy ra và vấn đề chỉ là về mặt thời gian. V́ vậy, chúng ta cần phải dự pḥng cho những điều tồi tệ sắp tới” – Ông cho biết.
Viện dẫn số lượng người thiệt mạng trong đại dịch Covid-19, vị quan chức nhấn mạnh nguyên nhân chính phần lớn đến từ thiếu sót trong công tác chuẩn bị, quản lư bệnh nhân của các cơ quan, đội ngũ y tế, điều đáng lẽ ra phải làm tốt hơn để có thể cứu sống thêm nhiều người.Ông cho biết hiệp ước sẽ giúp thế giới phản ứng tốt hơn trước đợt bùng phát dịch bệnh khác.
“Hiệp ước đại dịch có thể tập hợp tất cả những kinh nghiệm, thách thức phải đối mặt trước đây cũng như giải pháp ứng phó để đảm bảo cho một tương lai tươi sáng hơn” – Ông Ghebreyesus phát biểu trước báo giới, đồng thời nhấn mạnh đây là lợi ích chung toàn cầu
Ông cũng tiết lộ về việc các hội đồng và chuyên gia đang nỗ lực t́m cách ứng phó theo hướng tập thể và thời hạn kư kết hiệp ước là vào tháng 5. Quan chức này đưa ra lời khuyên cho công tác chuẩn bị của các quốc gia như: hệ thống cảnh báo sớm, thúc đẩy nghiên cứu và thử nghiệm thuốc pḥng chống dịch bệnh, cũng như dành sự quan tâm cho bước chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ông lư giải ngay cả những nước phát triển nhất cũng đă phải vật lộn với quá tŕnh này khi đại dịch Covid-19 ập đến.
Vào tháng 3/2021, các nhà lănh đạo thế giới đă họp bàn để thông báo về một hiệp ước nhằm thúc đẩy việc hợp tác của các quốc gia trong đối phó với đại dịch, nêu bật sự chung tay của các chính phủ, xă hội, tăng cường năng lực quốc gia, khu vực và toàn cầu trong pḥng chống dịch bệnh cũng như sự phục hồi trước các đại dịch tiềm tàng.
Các quốc gia cũng được cho cần tăng cường hợp tác trong phát triển hệ thống cảnh báo, chia sẻ dữ liệu, nghiên cứu và sản xuất vắc xin, thuốc men, thiết bị chẩn đoán và bảo hộ ở địa phương, khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
Chính quyền Tổng thống Biden đàm phán về hiệp ước đại dịch toàn cầu vào năm ngoái. Tuy nhiên, các thành viên Đảng Cộng ḥa lại cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến chủ quyền của nước Mỹ khi WHO có thể can thiệp vào công tác y tế của nước này.“Hiệp ước đại dịch của Tổ chức Y tế Thế giới rất mơ hồ và có thể ảnh hưởng đến chủ quyền đất nước. Chẳng hạn, hiệp ước có thể bị lơi dụng để bắt người Mỹ phải thực hiện những loại h́nh chăm sóc sức khỏe mà WHO mong muốn trong trường hợp xảy ra đại dịch trên phạm vi toàn cầu” – Thành viên của Đảng Cộng ḥa Tim Burchett, R-Tenn cho biết trong cuộc họp báo vào tháng Năm.
|