Từng suy sụp sau cú sốc bị ung thư đại tràng giai đoạn 3 ở tuổi 28, Bùi Thị Luyến gượng dậy chữa trị, hiện t́nh nguyện phun xăm lông mày miễn phí cho bệnh nhân ung thư cùng cảnh ngộ.
Luyến quê ở Thái B́nh, hiện là giám đốc một học viện phun xăm thẩm mỹ tại Hà Nội. Năm 2022, sau khi sinh con đầu ḷng, người phụ nữ xuất hiện triệu chứng táo bón, cơ thể mệt mỏi, song nghĩ do áp lực công việc nên cô không đi khám. Đến tháng 7 năm nay, cô thấy sút cân nhiều nên vào viện kiểm tra, kết quả sinh thiết tại Bệnh viện K cho thấy Luyến mắc ung thư đại tràng giai đoạn 3.
"Tôi vô cùng sửng sốt, gần như rơi vào u uất và bắt đầu nghĩ đến cái chết. Trong một giây phút nào đó, tôi đă nghi ngờ về chẩn đoán của bác sĩ và hy vọng điều đó là sai", Luyến kể.
Năm Luyến 9 tuổi, bố cô qua đời, chị gái mắc bệnh năo, mọi gánh nặng dồn lên vai người mẹ. Chứng kiến sự vất vả của đấng sinh thành, Luyến nỗ lực học giỏi để sau này là chỗ dựa cho mẹ và chị gái. "Ai ngờ, khi có thể tự đứng vững trên đôi chân của ḿnh cũng là lúc căn bệnh ung thư quái ác xuất hiện", cô chia sẻ.
Theo các bác sĩ điều trị, ở giai đoạn 3, ung thư đă lan đến các hạch bạch huyết ở khu vực xung quanh đại tràng. Tuy nhiên, khối u ác tính chưa lan đến các cơ quan khác trong cơ thể và việc điều trị sẽ tích cực hơn. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống sót sau 5 năm từ 35% đến 60%.
Vốn trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống, nên cơn băo ung thư không dễ dàng quật ngă Luyến. Nghĩ đến mẹ và con trai một tuổi, cô gượng dậy, nhập viện phẫu thuật cắt bỏ đại tràng, sau đó trải qua 12 đợt hóa trị.
Tuy nhiên, trong những đợt truyền đầu tiên, Luyến gặp nhiều tác dụng phụ, buồn nôn, cơ thể đau nhức. Lúc này, những suy nghĩ tiêu cực lại nhen nhóm xuất hiện. Một lần nữa, cô cảm thấy chán nản, u sầu, sợ chết cũng như bị mọi người bỏ rơi và lăng quên.
Một nghiên cứu của Bộ Y tế cho thấy việc chẩn đoán ung thư ngay lập tức làm đảo lộn cuộc sống của bệnh nhân và gia đ́nh, khiến họ phải chịu đựng nặng nề về tâm lư và t́nh cảm. 48% cảm thấy hoàn toàn hoặc một phần không hài ḷng về cuộc sống của họ, 87% người bệnh buồn hoặc rất buồn.
Tương tự, nghiên cứu của Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) thực hiện trong 9 tháng, trên 264 bệnh nhân ở khoa Ung bướu, kết quả gần 58% người bị trầm cảm. Một bệnh nhân có thể cảm thấy mất kiểm soát cuộc sống do những thay đổi trong cơ thể. Họ đau khổ, lo sợ, nghĩ đến cái chết, hoặc những điều chưa biết phía trước, theo nhóm nghiên cứu của Bệnh viện 103.
Do đó, bên cạnh điều trị bằng phẫu thuật, hóa xạ trị, các bác sĩ cho rằng tâm lư lạc quan, tích cực chiếm vai tṛ quan trọng trong quá tŕnh phục hồi và khỏi bệnh.
Với Luyến, trong những ngày nằm viện, cô dần học cách đón nhận sự thật bằng cách t́m hiểu về căn bệnh và gặp gỡ người cùng cảnh ngộ. Qua nói chuyện, cô nhận ra mỗi người có một số phận khác nhau, nhưng đều mang điểm chung là khát khao sống mănh liệt. Đặc biệt, trên cơ thể người mắc ung thư đều có những vết sẹo từ các cuộc mổ, hoặc rụng tóc, mi, mày sau đợt truyền hóa chất. Các khiếm khuyết khiến nhiều người bi quan và tự ti, sống khép ḿnh, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng.
Chứng kiến những nỗi đau thầm lặng, Luyến nảy ra suy nghĩ muốn làm đẹp miễn phí cho các bệnh nhân bằng kiến thức và kỹ năng phun xăm thẩm mỹ của bản thân.
"Dự án Nét vẽ chân thiện mỹ ra đời nhằm phun xăm lông mày miễn phí cho các bệnh nhân đă hoàn thành quá tŕnh xạ trị", Luyến cho biết, thêm rằng mỗi nét vẽ không chỉ làm đẹp thêm khuôn mặt, mà c̣n là động lực khích lệ để bệnh nhân thêm tin yêu cuộc sống.
"Tôi đă từng t́m lại được niềm vui sống qua những điều nhỏ nhoi, nay tôi muốn góp phần truyền cảm hứng cho các chị em - những người đă quá đau đớn, mệt mỏi sau các đợt mổ, hóa xạ trị, giúp họ t́m thấy vẻ đẹp và trân trọng bản thân", Luyến chia sẻ.
Dự án triển khai vài tháng, Luyến và các đồng nghiệp đă giúp làm đẹp cho hàng chục chị em. Cô Vũ Thị Mơ, 71 tuổi, quê Nam Định, bị ung thư buồng trứng, bị rụng tóc, mi, chân mày sau các đợt truyền hóa chất, hiện yêu đời hơn sau khi được điêu khắc chân mày, giúp tôn gương mặt. Hay chị Nguyễn Thị Hường, 42 tuổi, quê Phú Thọ, bị ung thư trực tràng, cũng được Luyến phun mày miễn phí, tự tin hơn về ngoại h́nh, bớt mặc cảm, u sầu.
Theo Very Well Health, bác sĩ tâm lư người Mỹ Elisabeth Kubler-Ross, cho biết 5 giai đoạn của đau buồn của ung thư thường được gọi là DABDA, viết tắt của từ chối - tức giận - mặc cả - trầm cảm - chấp nhận. Các nghiên cứu cho biết vấn đề tâm lư có vai tṛ quan trọng trong kết quả điều trị, giúp chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tinh thần tốt giúp người bệnh giảm căng thẳng, kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa các bệnh khác.
Một số cách người mắc ung thư có thể áp dụng để vượt qua khủng hoảng tâm lư, gồm: nh́n thẳng vào sự thật; bày tỏ cảm xúc với người thân đáng tin cậy, t́m kiếm cộng đồng, nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư; tham gia vào các hoạt động thể chất phù hợp hoặc thử các kỹ thuật thư giăn, chẳng hạn thiền, chánh niệm, thở, yoga, t́m kiếm các trải nghiệm tích cực...
Như trường hợp của Luyến, sau khi chấp nhận sự thật, cô đă kiên cường điều trị, đồng thời t́m thấy ư nghĩa cuộc sống ở việc lan tỏa những điều có ích qua dự án làm đẹp miễn phí.
"Tôi nhận ra vẻ đẹp của người phụ nữ không nằm ở gương mặt hay cơ thể, mà đến từ khả năng vượt qua nghịch cảnh của họ", Luyến cho hay, hy vọng dự án của cô sẽ góp phần tiếp sức mạnh cho bệnh nhân ung thư, giúp họ chiến thắng bệnh tật.
|
|