Trường hợp thứ nhất là một người đàn ông 30 tuổi đang chạy bộ tại Công viên Thanh Xuân th́ bất ngờ ngă gục. Dù đă được tiến hành hồi sức tim phổi ngay sau đó nhưng nạn nhân vẫn không qua khỏi.
Trường hợp thứ hai là một người đàn ông khác đang tập thể dục tại phố Đặng Thai Mai (Tây Hồ, Hà Nội) cũng bất ngờ ngă xuống. Mặc dù được đội y tế của Giải marathon quốc tế di sản Hà Nội ứng cứu kịp thời và chuyển đến bệnh viện cấp cứu nhưng nạn nhân vẫn tử vong sau đó.
TTƯT.TS Lê Thị Diễm Tuyết (Trưởng khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội) cho biết: Các trường hợp đột tử ở những người trẻ sau khi gắng sức thường do 2 lư do chính là đột quỵ tim và đột quỵ năo.
Vào mùa lạnh, khi chạy hoặc chơi thể thao, thể dục phải lấy năng lượng nhiều hơn, tăng ḍng máu vào cơ tim nhiều hơn, nên nguy cơ ngừng tuần hoàn, đột tử có thể xảy ra, đặc biệt với người có bệnh lư tim mạch, hô hấp tiềm ẩn.
Theo BSCKI Nguyễn Đức Hưng, Phó khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, nhiều người mắc bệnh lư về tim mạch nhưng không có triệu chứng. Khi gắng sức quá mức, các bệnh lư tiềm ẩn có thể bị kích hoạt, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như loạn nhịp tim, kích thích nghẽn đường ra thất trái trong bệnh cơ tim ph́ đại... khiến tim ngừng đập, đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời.
Các chuyên gia khuyến cáo, trước khi tập luyện các bộ môn thể thao đ̣i hỏi sức bền như chạy bộ, người dân cần khám sức khỏe tổng quát, thực hiện các xét nghiệm về tim mạch, hô hấp để phát hiện sớm nguy cơ. Đồng thời, cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, từ từ tăng cường cường độ để nâng cao sức khỏe tim mạch.
Trong quá tŕnh tập luyện, mọi người cần lưu ư các dấu hiệu bất thường của cơ thể như đau tức ngực, khó thở, chóng mặt, hoa mắt... nếu có biểu hiện này cần ngừng tập và đi khám ngay.
Việc tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe là điều cần thiết. Tuy nhiên, mọi người cũng cần lưu ư, khám sức khỏe định kỳ, tập luyện đúng cách và nhận biết các dấu hiệu bất thường của cơ thể để pḥng tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
|