Nhiều khán giả nghĩ diễn viên đóng vai xác chết là nhàn nhất, chỉ cần nhắm mắt như nằm ngủ là xong. Nhưng chỉ người trong cuộc mới thấm: đóng giả người chết là công việc 3 phần vất vả, 7 phần như… 3.
Trải nghiệm làm xác chết
Trong bộ phim “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh” có một phân cảnh gây ám ảnh cho người xem. Đó là cảnh cả nhóm người đào mồ bạn thân vừa qua đời để t́m tờ vé số trúng giải độc đắc. Người xem càng nổi da gà trước h́nh ảnh cả nhóm nhảy múa ăn mừng bên cạnh chiếc quan tài bật nắp và xác người bạn vừa chôn nằm lạnh lẽo, trơ trọi. Thủ vai xác chết xấu số này chính là diễn viên Thanh Thức. Trải nghiệm hàng giờ liền nằm trong quan tài như “người đă chết” có lẽ là khoảnh khắc khó quên và ám ảnh nhất với nam diễn viên gốc Trà Vinh.
Mặc dù có ma-nơ-canh và diễn viên đóng thế, nhưng để đem lại cảnh quay chất lượng nhất, Thanh Thức đă chủ động xin đạo diễn Lư Hải tự thực hiện phân đoạn nằm dưới mộ này. Ảnh của anh tất nhiên cũng được đưa lên trên bia mộ. “Đó là vai diễn để lại ấn tượng sâu đậm đối với tôi. Thật sự tới thời điểm này nhắc đến, tôi vẫn c̣n nổi hết da gà, không biết nói sao cho mọi người hiểu cảm giác ḿnh đă trải qua.
Từ lúc đọc kịch bản, tôi đă thấy sợ cảnh quay ấy, đến khi quay, nằm trong quan tài với giấy vàng mă đă được mọi người chuẩn bị, mặc thêm áo quan người chết, giữa khu nghĩa địa vào đêm khuya, nh́n nắp quan tài từ từ đóng lại, tâm lư của tôi càng chùn xuống, căng thẳng và sợ hăi kinh khủng. Lúc đó chỉ quyết tâm phải hoàn thành thật tốt cảnh quay để không phải làm đi làm lại nhiều lần”, nam diễn viên nhớ lại. Có lẽ v́ quá sợ nên gương mặt của Thanh Thức lúc đó càng xanh xao, trắng toát, trông lại càng giống một người… đă chết từ lâu.
Đạo diễn Lư Hải hóm hỉnh cho biết: “Nhiều người khi xin đi đóng phim thường nói thêm là đóng vai ǵ cũng được, vai xác chết cũng được. Nhưng mà tôi khuyên thật t́nh là đừng có dại vào vai xác chết”. Theo vị đạo diễn của “Lật mặt 6”, đóng vai xác chết tưởng dễ mà vô cùng khó, bởi đ̣i hỏi kỹ năng và cảm xúc. Diễn viên phải nằm bất động, giữ nguyên nét mặt, nín thở, không được gồng, không cử động cơ bụng, nhịp cổ, mí mắt..., đặc biệt là ở những góc máy cận. Và đặc biệt phải có “thần kinh thép” để vượt qua nỗi ám ảnh tâm lư về cái chết.
Hên hên th́ “chết” một cách nhẹ nhàng, diễn viên nào xui xẻo gặp phải vai chết không toàn thây, chết cháy, chết lâu ngày bị phân hủy xác… th́ c̣n vất vả gấp bội. Trong cảnh quay quan trọng của phim “Scandal: Hào quang trở lại”, gương mặt của diễn viên Trang Nhung được phun keo nhiều lớp, tạo sẹo lồi lơm, bôi máu, bôi mực đen thui để tạo h́nh một xác người bị chết cháy. Trong phim “Mê cung”, nữ diễn viên Cao Diệp Anh vào vai cô gái trẻ đi chơi về khuya bị tên biến thái tấn công, sàm sỡ và cuối cùng bị giết chết trong tư thế lơa thể. Nữ diễn viên cho biết đây là lần đầu và cũng là lần cuối cô nhận vai người chết.
Có những cảnh quay chỉ lên h́nh vài giây nhưng ở hậu trường diễn viên phải mất 3-4 tiếng hóa trang và thêm từng đấy thời gian để quay đi quay lại các góc máy. Ngoài ra, họ cũng luôn phải đối mặt với nguy cơ … chết thật, bởi theo kịch bản, họ có thể bị chôn sống, thắt cổ, nhét vào bao tải, trầm ḿnh dưới nước, bùn đất hay khỏa thân phơi ḿnh dưới trời mưa nắng…
Diễn viên Kim Huyền kể, dù đă đóng nhiều vai nhưng ám ảnh nhất là lần quay cảnh nhân vật thắt cổ tự tử vào 2h đêm, gần một khu mộ ở B́nh Dương. Cô phải quay đi quay lại nhiều lần để đạo diễn lấy các khung h́nh toàn trung cận. Trong một lần thực hiện động tác treo cổ, sợi dây tḥng lọng siết thật khiến nữ diễn viên tưởng ḿnh đă “đi” luôn, may mắn tổ đạo cụ phát hiện có vấn đề nên can thiệp sớm.
Trong phim “Hành tŕnh công lư”, nhân vật Hà (diễn viên Huyền Trang) có một phân cảnh bị phát hiện đă chết ở căn hộ thuê. Nữ diễn viên phải nằm bất động trên sàn nhà nhiều giờ, để chuyên gia trang điểm phủ phấn trắng để tạo h́nh xác chết. Cô không dám mở mắt, không dám cử động dù rất mỏi, thi thoảng chỉ dám xin đạo diễn cho… găi mũi v́ dị ứng phấn. Do cảnh quay diễn ra trong pḥng hẹp, lại đông người mà trời nóng nên ê kíp phải dùng quạt giấy để làm mát liên tục cho diễn viên không đổ mồ hôi.Nếu vào vai bị khám nghiệm tử thi th́ diễn viên sẽ phải khỏa thân, trang điểm để tạo cảm giác đă qua đời nhiều ngày. Đặc biệt, nhiệt độ trong nhà xác rất lạnh cũng là thách thức rất lớn với họ. Vào vai tay giang hồ trong phim “Tiếng cú đêm”, diễn viên Lâm Tuấn không sợ những màn đánh đấm, mà bị ám ảnh bởi phân cảnh làm người chết trong nhà xác lạnh lẽo, xung quanh là các xác chết nằm đầy trong từng ngăn tủ. Bản thân chiếc giường anh nằm, cách đó vài phút cũng là chỗ nằm của một tử thi. Người ta chỉ kịp lau chùi qua loa hộp đựng xác bằng nước oxy già, phủ tấm vải trắng lên rồi cho Lâm Tuấn nằm vào.
Nghệ sĩ Trung Dân lại có trải nghiệm khó quên khi đóng vai nằm chết trong ḥm. “Có lần quay một vở cải lương ở Bạc Liêu, sau cả ngày phơi nắng mệt nhoài tới cảnh quay tôi bị liệm. Được đặt vào quan tài với xung quanh là hoa thơm ngát nên tôi ngủ ngon lành. Đến lúc mở mắt ra đoàn phim đă chuyển qua quay cảnh khác, lúc đó mới thấy sợ”, ông kể lại.
Nhiều diễn viên nhận định đóng vai xác chết không chỉ vất vả mà c̣n thiệt tḥi, bởi phần lớn là vai phụ, dấu ấn để lại khán giả là những h́nh ảnh xấu xí, đáng sợ, hơn nữa nhân vật chết cũng là lúc diễn viên đi “lănh cơm hộp” v́… hết vai.
Khi người sống lên… ảnh thờ
Nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh từng chia sẻ cảm xúc khó tả khi tham gia phim “Oan nghiệt”, cô hóa thân thành hồn ma đứng nh́n di ảnh của ḿnh trên bàn thờ, xung quanh là bạn bè, người thân đến viếng. Sau khi phim lên sóng, bạn bè hốt hoảng gọi điện hỏi han c̣n gia đ́nh th́ mắng mỏ “sao dại dột thế!”.Khán giả xem “Quả tim máu” cũng không khỏi giật ḿnh với “bức ảnh thờ” đầy ma mị của Tú Vi. Nữ diễn viên thổ lộ thực ra cô không thấy quá sợ hăi mà chỉ nghĩ đấy là ảnh minh họa cho một số phận khác trong phim.
Trong bộ phim “Những kẻ hai mặt”, nữ diễn viên Mai Thu Huyền đảm nhận vai hai chị em song sinh. Khi người chị mất, tổ thiết kế và họa sĩ đă lấy ảnh của cô đưa lên bàn thờ. Sau khi bức ảnh được đặt chỉnh tề lên bàn thờ, nữ diễn viên c̣n chụp ảnh “tự sướng” và đăng lên trên cá nhân. Trái với sự kiêng kỵ của nhiều người, nữ diễn viên xem đó là một kinh nghiệm lẫn trải nghiệm. Trong sự nghiệp diễn xuất của ḿnh, mỹ nhân Mai Thu Huyền cũng từng có vài lần được “ngồi” bàn thờ, thậm chí ảnh của cô c̣n được dán lên bia mộ.
Theo nhiều đạo diễn trong nghề, dù vẫn c̣n mang tâm lư hơi lo ngại nhưng ngày nay, hầu hết diễn viên đă thoáng hơn trong vấn đề ảnh thờ so với thế hệ trước. Tham gia “Người trở về”, biết tin ḿnh sẽ phải lên ngồi “bàn thờ”, Lă Thanh Huyền nhanh chóng chọn một bức ảnh thật… xinh tươi. Khi đạo diễn bảo chưa đạt yêu cầu, cô vui vẻ đi chụp lại, rồi cùng ngồi chọn như chọn… ảnh cưới. Diễn viên Trần Bảo Sơn cũng chỉ yêu cầu đạo diễn phim “Quyên” khi chọn ảnh làm ảnh thờ th́ phải “chọn h́nh nào đẹp trai sáng sủa chút”, chứ không kiêng kị ǵ. Hay như phim “Hương vị t́nh thân”, có cảnh gia đ́nh khóc than trước bàn thờ khi nhân vật của NSND Công Lư bị tai nạn qua đời, khán giả phát hiện bức ảnh được dùng làm ảnh thờ là h́nh NSND Công Lư… cực bảnh bao đi dự sự kiện.
Diễn viên Lê B́nh tâm sự: “Tôi lên bàn thờ cũng 7-8 lần rồi, nhân vật ḿnh diễn qua đời th́ phải chấp nhận lấy ảnh để thờ, chuyện này b́nh thường. Nhiều người họ kiêng cữ, nhưng tôi nghĩ sống chết có số, ḿnh sống đàng hoàng, chẳng việc ǵ phải sợ”.
Nghệ sĩ Trường Quang, người chuyên gia làm đạo cụ cho các sân khấu, đoàn phim cho biết, ông hay có thói quen… chụp ảnh thờ người chết ở nghĩa trang và đă chuẩn bị sẵn bộ h́nh người đă khuất đến hơn 2.000 tấm. Mỗi lần sử dụng, ông lại dùng photoshop để chỉnh sửa lại hoặc làm mờ đi nét mặt, ánh mắt. Ông kể, có lần, người thân phát hiện bức ảnh bà ḿnh đang được dùng thay thế ảnh thờ cho nhân vật do NSND Ngọc Giàu đóng nên đ̣i “kiện”. Thế nhưng, sau khi nghe mọi người nói “bà mất rồi mà c̣n được đóng phim, lại đóng cùng cô Ngọc Giàu” th́ họ mới cho qua chuyện.
|
|