"Troll" - phim truyền h́nh về quỷ đá khổng lồ xứ Bắc Âu - bám sát công thức làm phim quái vật của Hollywood, thiếu đi sự sáng tạo.
* Lưu ư: Bài viết tiết lộ một phần nội dung phim
Thể loại: Giả tưởng, hành động
Đạo diễn: Roar Uthaug
Diễn viên: Ine Marie Wilmann, Kim Falck, Mads Sjogard Pettersen
Đánh giá: 7/10
Sau khi ra mắt trên nền tảng trực tuyến, Troll do Roar Uthaug đạo diễn nhanh chóng nằm trong top phim được xem nhiều nhất tháng 12. Tác phẩm nhận nhiều đánh giá tích cực trên Rotten Tomatoes, với tỷ lệ yêu thích tới 91%. Phần lớn nhà phê b́nh khen ngợi kỹ xảo và ư tưởng táo bạo, song chê trách kịch bản phim thiếu tính nguyên bản.
Kết hợp phong cách làm phim Godzilla và văn hóa bản địa
Nora Tidemann (Ine Marie Wilmann) từ thuở bé đă cùng cha đi leo núi, được ông kể nhiều giai thoại của loài troll. Cha cô tin rằng, những truyền thuyết dân gian chính là sự thật bị che giấu qua thời gian.
Nhiều năm sau, Nora trở thành một nhà cổ sinh vật học có tiếng. Lúc này, việc chính phủ xây dựng một đường hầm đi xuyên qua núi Dovre đă vô t́nh đánh thức một sinh vật đá khổng lồ. Nora được giao nhiệm vụ hợp tác với trợ lư của Thủ tướng Andreas Isaksen (Kim Falck) và Đại úy Kristoffer Holm (Mads Sjogard Pettersen) để t́m cách vô hiệu hóa con quái vật, trước khi nó tiến vào thành phố đông dân cư.
Tác phẩm được đạo diễn Roar Uthaug ấp ủ ư tưởng từ cách đây hai thập kỷ. Uthaug lớn lên cùng những câu chuyện thần thoại xứ Bắc Âu, trong đó chuyện về loài troll luôn khiến anh hứng thú và muốn đưa lên màn ảnh.
Theo dân gian, có hai loại Troll: jontar – có h́nh dạng khổng lồ và huldrefolk – các quỷ lùn. Theo nhiều dị bản, loài quỷ này thường sống ở những khu vực biệt lập (đá, núi, rừng, hang động,...) theo đơn vị nhỏ, khá tàn ác với con người.
VFX (kỹ xảo h́nh ảnh) của phim được chăm chút. Ở tác phẩm mới, troll là quỷ đá có tạo h́nh khá sát với loài jontar, với cơ thể to sừng sững ẩn ḿnh trong những rặng núi hùng vỹ.
Uthaug mang đến một cấu trúc giải phẩu học hợp lư cho quái vật, với phần da thịt được cấu tạo từ đất đá, bộ lông rậm rạp từ rễ cây,... Troll sở hữu h́nh dáng của tự nhiên tạo nên cảm giác chân thực. Chuỗi biểu cảm khuôn mặt đa dạng cũng mang đến cá tính nhất định cho sinh vật này.
Điểm yếu ở khâu kịch bản
Tên tuổi của đạo diễn Roar Uthaug được biết đến qua các phim hành động, giả tưởng như Tomb Raider The Wave, Cold Prey,... V́ vậy, Troll làm tốt phần h́nh ảnh, với những trường đoạn hoành tráng và dữ dội không thua kém phim Hollywood.
Bên cạnh đó, tác phẩm sử dụng công thức kể chuyện của ḍng Kaiju - quái vật khổng lồ. Đây là con dao hai lưỡi khi dễ dàng thu hút được lượng lớn sự quan tâm từ giới mộ điệu, song cũng khiến phim dễ đoán. Theo nhiều ư kiến đánh giá, Troll giống như một nồi lẩu thập cẩm kết hợp từ nhiều bom tấn nổi tiếng như Godzilla (1998) của Roland Emmerich, King Kong (2005) của Peter Jackson nhưng không kịch tính bằng.
Chưa hết, kịch bản của Uthaug cũng thiếu đi chiều sâu. Hơn nửa thời lượng, những ǵ khán giả biết về troll chỉ gói gọn ở thông tin đây là một yêu tinh khổng lồ đang tiến vào thành phố Oslo. Loài sinh vật có thể ngửi được máu, giật ḿnh khi nghe thấy tiếng chuông nhà thờ và dường như có thể ngửi thấy mùi của những người Cơ đốc giáo. Nhưng đến cuối, bộ phim cũng không đưa ra lư giải hợp lư về các đặc tính này, không bám víu vào câu nói "theo như thần thoại".
Cuộc đụng độ giữa troll và phe chính phủ cũng gây nhiều thất vọng khi thiếu đi tính logic và nhân văn. Những người cầm đầu đất nước chỉ chăm chú bắn phá mà gạt bỏ đi việc t́m hiểu gốc rễ của thế lực to lớn, gắn liền với Mẹ Thiên Nhiên này. Việc thiếu mục tiêu rơ ràng cùng nhiều câu hỏi vẫn c̣n bỏ ngỏ cản trở đà phát triển câu chuyện của phim, dễ khiến người xem hụt hẫng.
Đúng với tinh thần của một bộ phim quái vật, Troll cũng cài cắm thông điệp về bảo vệ môi trường. Mặc kệ sự phản đối của người dân, chính phủ vẫn cho nổ núi làm đường tàu đă làm thức tỉnh quỷ núi và khiến thành phố bị tàn phá, đe dọa trực tiếp tới mạng sống của người dân. Sự bất chấp hệ lụy phá hủy hệ sinh thái sẽ khiến cho thiên nhiên nổi giận và con người phải trả cái giá đắt. Tuy nhiên, thông điệp bị khai thác hời hợt, không đưa ra hướng giải quyết mới cho người xem.
Trước Troll, Na Uy cũng đă sử dụng chất liệu về loài sinh vật dân gian này trong Trollhunter (2010) của đạo diễn André Øvredal. Trái ngược với phần phim năm 2022, kỹ xảo của Trollhunter có nhiều hạn chế. Song, nội dung tác phẩm logic và gọn gàng, đồng thời tạo cảm giác chân thực đến nghẹt thở hơn nhờ phong cách giả tài liệu.Nh́n chung, Troll vẫn làm tốt vai tṛ của một bộ phim về quái vật khổng lồ. Mặc dù vẫn chưa có kế hoạch cho phần tiếp theo, những nhiều khán giả vẫn hy vọng cốt truyện của Troll sẽ được phát triển và sở hữu vũ trụ của riêng ḿnh.
|
|