Trung Quốc đă thành lập một nhóm gồm các công ty và viện nghiên cứu, để đối phó với các lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Toan tính của Thái tử Ả-rập khi nồng nhiệt chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh
Bắc Kinh cấp tập đối phó với lệnh trừng phạt từ Mỹ
Trung Quốc gần đây đă thành lập một nhóm bao gồm Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, huy động những gă khổng lồ công nghệ như Alibaba và Tencent để tham gia quá tŕnh thiết kế chip bán dẫn, trong bối cảnh Bắc Kinh chuẩn bị đối mặt với các lệnh trừng phạt tiếp theo từ Mỹ nhằm hạn chế sự phát triển sức mạnh máy tính của Trung Quốc.
Bắc Kinh qua đó muốn giảm sự phụ thuộc vào Arm, công ty thuộc sở hữu của SoftBank, và đang sở hữu công nghệ làm nền tảng cho phần lớn sản phẩm chất bán dẫn trên toàn thế giới.
Nhóm hiện đang sử dụng Risc-V - một thiết kế chip dạng mă nguồn mở được tạo ra vào năm 2010 bởi Đại học California, Berkeley.
Sự quan tâm của Bắc Kinh đối với Risc-V đă tăng lên sau khi Washington gia tăng áp lực lên lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc bằng cách hạn chế quyền tiếp cận các sản phẩm linh kiện chip và máy móc tiên tiến.
Mỹ đă vận động các đồng minh, bao gồm Hà Lan và Nhật Bản, loại bỏ các công ty công nghệ Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng của họ. Điều này khiến Trung Quốc phải chuẩn bị cho khả năng gián đoạn đối với chuỗi cung ứng sản xuất chất bán dẫn.
Arm, có trụ sở chính ở Anh nhưng đang có sự hiện diện quan trọng ở Mỹ. Arm cũng được coi là dễ bị tổn thương trước bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Washington nhắm vào Bắc Kinh, v́ công ty này cung cấp thiết kế của ḿnh cho các công ty công nghệ Trung Quốc.
Một quan chức Trung Quốc cho biết nỗ lực do chính phủ khởi xướng nhằm tập hợp các nguồn lực cho thiết kế chip dựa trên Risc-V sẽ đưa Trung Quốc đi “đúng hướng”.
“Ở thời điểm Mỹ ngày càng thắt chặt kiểm soát xuất khẩu, chúng ta cần chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất,” quan chức này nói thêm. Nhóm do chính phủ hậu thuẫn - được gọi là Viện nghiên cứu chip mă nguồn mở Bắc Kinh - đă phát triển “Xiangshan”, một chip xử lư máy tính Risc-V hiệu suất cao nhằm phù hợp với các mẫu của Arm và thúc đẩy sự phát triển của thị trường thiết kế chip Trung Quốc.
Ở Trung Quốc, động lực thúc đẩy việc sử dụng Risc-V ngày càng cấp thiết. “Bạn không biết khi nào Mỹ sẽ triển khai đợt trừng phạt tiếp theo. . . sử dụng kiến trúc của Arm bây giờ là quá rủi ro, nó giống như để lộ điểm yếu lớn nhất của bạn cho kẻ thù vậy,” một kỹ sư Tencent làm việc cho dự án Xiangshan cho biết.
Có đủ sức cạnh tranh?
Trước khi Bắc Kinh thúc đẩy kết hợp các nguồn lực, gă khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba và ByteDance đă thành lập các nhóm sử dụng kiến trúc Risc-V để phát triển chip hiệu suất cao phục vụ cho các trung tâm dữ liệu và thuật toán AI.
“Mục tiêu của chúng tôi là phát triển [chip] Risc-V để thay thế các chip của Arm hiện đang trong các sản phẩm tiên tiến nhất của chúng tôi,” một kỹ sư cấp cao của T-head, nhánh sản xuất chip của Alibaba cho biết.
Tuy nhiên, một giám đốc điều hành cho biết mục tiêu này vẫn c̣n nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực do T-head phải đối mặt với nguồn vốn hạn chế do lợi nhuận giảm tại công ty mẹ. ByteDance cho biết công việc của họ đang ở giai đoạn sơ bộ, trong khi Alibaba nhận định khả năng phát triển của họ chủ yếu là trong lĩnh vực Internet of Things.
Risc-V đă được phương Tây chú ư kể từ năm 2020, khi đề xuất bán Arm trị giá 66 tỷ USD cho nhà sản xuất chip Nvidia của Mỹ đă gây chấn động ngành công nghiệp bán dẫn, và thúc đẩy một số công ty bắt đầu xem xét nghiêm túc hơn các lựa chọn thay thế cho Arm. Thỏa thuận sau đó đă sụp đổ và SoftBank, công ty sở hữu nhà thiết kế chip, hiện đang lên kế hoạch niêm yết Arm tại sàn chứng khoán New York vào năm tới.
Đầu năm nay, gă khổng lồ sản xuất chip Intel của Mỹ đă đầu tư một phần trong quỹ đổi mới trị giá 1 tỷ đô la vào Risc-V, và nói rằng các xưởng đúc của họ sẽ có thể chế tạo chip dựa trên ba kiến trúc thiết kế chip chính: Arm, X86 và Risc-V của chính Intel.
Rene Haas, giám đốc điều hành của Arm, đă thừa nhận rằng Risc-V là “mối đe dọa thực sự đối với hoạt động kinh doanh của chúng tôi” trong một cuộc phỏng vấn vào đầu năm nay.
Tuy nhiên, ông cho biết Arm có một lợi thế đáng kể v́ nó cung cấp phần mềm bên cạnh các thiết kế của ḿnh, cũng như việc có một cộng đồng gồm 50 triệu nhà phát triển, điều khiến cho việc tách biệt khỏi Arm “ngày càng khó khăn”.
Semico Research dự báo rằng 62,4 tỷ chip dựa trên Risc-V sẽ được xuất xưởng vào năm 2024. Semico ước tính rằng Risc-V chỉ chiếm thị phần trị giá 80 triệu đô la trong tổng số 2,2 tỷ USD thị trường sở hữu trí tuệ cho các lơi vị xử lư máy tính vào năm 2020. Tuy nhiên, họ hy vọng con số này sẽ tăng lên 687 triệu USD vào năm 2027 - tăng thị phần toàn cầu từ 1% lên 16%.
Richard Wawrzyniak, một nhà phân tích tại Semico Research, cho biết: “Risc-V ban đầu chỉ là một sự mới mẻ bên cạnh Arm, sau đó nó trở thành một giải pháp thay thế và bây giờ nó là một đối thủ cạnh tranh".
T-head, Xiangshan và ByteDance đều đang phát triển chip Risc-V. Cho đến nay, Risc-V chủ yếu được sử dụng để thực hiện các tác vụ tương đối đơn giản và thuộc những cấu phần ít được biết đến, hay c̣n được gọi là quy tŕnh “nhúng”, cũng như cho các ứng dụng IoT.
Nhưng gần đây nó cũng đă bắt đầu thu hút được sự chú ư ở một số thị trường dành cho chip giúp nâng cao hiệu suất của thiết bị hoặc có thể kích hoạt “trí thông minh”, bao gồm bộ xử lư máy chủ trung tâm dữ liệu và chip trí tuệ nhân tạo.
Ron Black, giám đốc điều hành của Codasip, cho biết công ty của ông đă huy động vốn để thiết kế bộ vi xử lư cao cấp v́ “nhiều khách hàng nói rằng chúng tôi cần có giải pháp thay thế cho Arm”.
Intel cho biết Risc-V “có sức hút trong các thị trường nhúng và dự kiến sẽ thâm nhập vào thị trường IoT, ô tô, di động và trung tâm dữ liệu trong 3-5 năm tới”. Nhà sản xuất chip Hoa Kỳ nói thêm rằng kiến trúc nguồn mở “vẫn c̣n ở giai đoạn sơ khai và cần sự hỗ trợ của hệ sinh thái để đổi mới hơn nữa và thúc đẩy việc áp dụng rộng răi trên thị trường”.
Tuy nhiên, một số khách hàng lớn nhất của Arm vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng về tiềm năng của Risc-V. Cristiano Amon, giám đốc điều hành của Qualcomm, nói rằng công ty đă bắt đầu làm việc trên các thiết kế Risc-V cho các bộ vi xử lư nhúng công suất thấp của ḿnh như một “động thái pḥng thủ”, nhưng cho biết kiến trúc mở vẫn chưa đủ phức tạp để sử dụng cho các tính năng hiệu suất cao.
VietBF @ Sưu tầm