Các loại rau thơm không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn mà c̣n mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cây rau răm
Ảnh minh họa
Rau rămc̣n được gọi là thủy liễu, hương lục... Theo Đông y, loại rau này có vị cay, tính ấm, không độc và được dùng để trị rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hóa... Có thể dùng15-20g cả thân và lá rau răm tươi, rửa sạch, vắt lấy nước cốt uống hàng ngày để trị chứng tiêu hóa kém.
Cây th́ là (th́a là)
Th́ là c̣n được gọi là thời la, đông phong. Theo cuốn Nam dược thần hiệu, hạt th́ là có vị cay, tính ấm, không độc, tác dụng bổ thận, mạnh t́, tiêu trướng, trị đau răng, đau bụng. Bạn có thể lấy một nắm th́ lá tẩm với nước muối rồi sao vàng và tán thành bột. Khi dùng lấy bánh dày quét một lớp bột lên trên và ăn. Đây là phương thuốc dùng để trị người hay đi tiểu không chừng mực, đi tiểu có cảm giác đau buốt.
Cây rau mùi
Rau mùi c̣n được gọi là ng̣ ta, hương tuy... Theo Đông y, loại rau nó vị cay, tính ấm, không độc, tác dụng tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, phá mụn độc, trị các trứng đậu, sởi khó mọc... Nhai kỹ rau mùi với rau húng chanh và nuốt lấy nước có thể trị chứng loét niêm mạc lưỡi.
Mùi tàu
Cây mùi tàu c̣n được gọi là ng̣ tây, ng̣ gai... Theo Đông y, loại rau này có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, tác dụng khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh t́ vị, kích thích tiêu hóa. Bạn có thể dùng loại rau này để trị chứng đầy hơi, ăn không tiêu. Lấy 50 gram rau mùi tây kết hợp với gừng tươi đập dập. Cho cả hai nguyên liệu và siêu đất, thêm 400 ml nước. Sắc đến khi nước cạn một nửa th́ lọc lấy phần nước, chia làm 2 lần uống cách nhau 3 giờ.
Húng chanh
Húng chanh c̣n được gọi là rau tần, vị chua the, thơm hăng, tính ấm, có tác dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc, trị cảm cúm, lạnh phổi... Bạn có thể dùng 12 lá húng chanh, 10 lá tía tô rửa sạch và sắc lấy nước uống để trị chứng hen suyễn. Đem húng chanh hấp chung với lá hẹ, mật ong cho trẻ uống có tác dụng làm sạch miệng, trị ho.
Cây tía tô
Tía tôc̣n được biết đến với tên gọi là tử tô, xích tô, bạch tô. Toàn bộ cây tía tô đều có tác dụng chữa bệnh: Lá có vị cay, tính ấm, tác dụng tiêu đờm, làm ra mồ hôi; quả tía tô có tác dụng khử đờm, hen suyễn, tê thấp; hạt tía tô chữ táo bón, mộng tinh... Người ta hay sử dụng cháo tía tô ăn nóng để trị chứng cảm cúm, cảm lạnh. Ngoài ra, uống nước cốt lá tía tô có thể làm giảm các triệu chứng của việc dị ứng hải sản.
Bạc hà (húng cây)
Bạc hà cũng là loại cây có tác dụng chữa cảm cúm hữu hiệu. Ngoài ra, loại rau thơm này c̣n có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, chữa đầy hơi, thấp khớp, nấc cụt, trị viêm xoang nhẹ. Tinh dầu trong lá bạc hà có thể làm dịu các vết côn trùng cắn. Không những thế, ngửi tinh dầu bạc hà có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi dùng v́ có thể gây sảy thai.