Độ sâu trung b́nh của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rănh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).
Đại dương là một thế giới rộng lớn và kỳ bí với nhiều bí ẩn mà con người chưa thể khám phá hết. Một trong những điều được con người quan tâm là độ sâu thực sự của đại dương.
Các nhà thám hiểm bắt đầu lập các biểu đồ điều hướng cho thấy độ rộng của đại dương từ hơn 500 năm trước, nhưng rất khó để tính toán độ sâu của nó.
Vào năm 1872, tàu thám hiểm của Hải quân Anh là HMS Challenger đă ra khơi để t́m hiểu độ sâu đại dương và đo được một trong những khu vực sâu nhất, ở Thái B́nh Dương là rănh Mariana.
Ngày nay, các nhà khoa học sử dụng SONAR - thiết bị phát ra xung năng lượng âm thanh và đo độ sâu dựa trên tốc độ truyền đi của âm thanh - và đo được trung b́nh đại dương sâu 3,7km, nhưng nhiều phần nông hơn hoặc sâu hơn nhiều.
Nơi sâu nhất đại dương được biết đến hiện nay là rănh Mariana nằm bên dưới Thái B́nh Dương. Vào tháng 6-2020, các nhà khoa học đă sử dụng phương tiện lặn sâu hiện đại nhất để đo độ sâu của rănh này và xác định được điểm sâu nhất thuộc khu vực có tên là Challenger Deep, với độ sâu đáy biển quan sát được sâu nhất là 10.935m (gần 11km).
Việc xác định và nghiên cứu đáy biển giúp chúng ta hiểu cách hoạt động của Trái đất, xác định được cách mà các mảng kiến tạo tạo nên lớp bên ngoài của hành tinh.
Khi hai mảng kiến tạo di chuyển ra xa nhau dưới nước sẽ tạo ra đáy đại dương mới và đẩy các lớp vật chất mới từ trong ḷng đất lên bề mặt. Đôi khi chất lỏng siêu nóng từ bên trong Trái đất bắn lên qua các vết nứt dưới đáy đại dương, hiện tượng này gọi là miệng phun thủy nhiệt.
Tại các khu vực sâu này, các nhà khoa học cũng t́m thấy hóa thạch của nhiều động vật có vỏ, giun ống và các dạng sống khác đang tồn tại. Xác định quá tŕnh h́nh thành và kiến tạo các mảng đại dương, trầm tích tích tụ dưới đáy biển sẽ cung cấp kho lưu trữ về lịch sử Trái đất, sự tiến hóa muôn loài và thay đổi của khí hậu.
VietBF @ Sưu tầm