Ảnh khó tin tại Trung Quốc, một khu dân cư bị phong toả, do lo sợ dân bẻ khoá nên chính quyền đă dùng tới cả trăm cái khoá cổng.
Các thành phố của Trung Quốc đă tái ban bố lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng mạnh trở lại sau kỳ nghỉ Quốc khánh (1/10).
Theo đài truyền h́nh nhà nước Trung Quốc (CCTV), đợt phong tỏa mới nhất bắt đầu vào ngày 10-10 ở TP Phần Dương, tỉnh Sơn Tây, sau khi giới chức phát hiện 1 ca nhiễm trong đợt xét nghiệm diện rộng.
Tại khu tự trị Nội Mông, giới chức TP Hohhot thông báo phương tiện và hành khách bên ngoài sẽ không được vào thành phố này kể từ ngày 11-10. Hohhot đă ghi nhận tổng cộng hơn 2.000 ca nhiễm COVID-19 trong khoảng 12 ngày.
TP Thượng Hải cũng ghi nhận xu hướng ca nhiễm tăng, do đó rạp chiếu phim cùng hàng loạt địa điểm giải trí ở 2 quận Trường Minh và Phổ Đà đă bị đóng cửa từ ngày 9-10.
Tại Bắc Kinh, nơi dự kiến diễn ra đại hội Đảng Cộng sản vào tuần tới, cơ quan chức năng đă triển khai chế độ kiểm tra nghiêm ngặt đối với những người trở lại thành phố.
Một quan chức y tế địa phương cho biết Bắc Kinh đang đối mặt sức ép gia tăng trong việc ngăn chặn COVID-19 lây lan, khi số ca nhiễm hằng ngày tại thành phố này đă chạm ngưỡng 14 - mức cao nhất trong 1 tháng qua.
Hoạt động du lịch của Trung Quốc đă giảm trong dịp lễ Quốc khánh bắt đầu từ ngày 1-10 khi người dân được khuyến khích hạn chế đi lại. Dù vậy, số ca nhiễm COVID-19 hằng ngày vẫn tăng, từ 600 ca/ngày ở thời điểm trước lễ lên 1.800 ca/ngày ở thời điểm sau lễ.
Tâm lư chán nản trong người dân dường như ngày càng lớn ở Bắc Kinh khi thành phố này bị quản lư an ninh và áp dụng các biện pháp chống dịch Covid nghiêm ngặt trước kỳ Đại hội lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp khai mạc.
Giới chức thắt chặt kiểm soát vào thành phố, khiến nhiều cư dân thành phố, người giao hàng bị giữ ở ngoài thành phố.
Những người khác bị hạn chế đi lại hoặc buộc phải đi cách ly.
Động thái này khiến nhiều người hết sức bất b́nh trên mạng. Một số bức ảnh người dân tụ tập phản đối công khai được chia sẻ rộng răi.
Một biểu ngữ có ḍng chữ: “Không xét nghiệm Covid, chúng tôi muốn ăn. Không hạn chế, chúng tôi muốn có tự do. Không Cách mạng Văn hóa, chúng tôi muốn cải cách. Không lănh đạo, chúng tôi muốn bỏ phiếu. Không làm nô lệ, chúng tôi có thể làm công dân.”
Biểu ngữ khác kêu gọi cư dân “đ́nh công ở trường học và cơ quan, xóa bỏ kẻ độc tài và tên phản quốc Tập Cận B́nh”.
Hàng chục triệu cư dân Bắc Kinh bị buộc phải xét nghiệm Covid ba ngày một lần, phải kiểm tra y tế khi vào tất cả các ṭa nhà và bắt buộc đeo khẩu trang.
Giới chức cũng hạn chế số lượng người được vào thành phố và khuyến cáo người dân không nên rời Bắc Kinh.
Nhiều người đi tới các thành phố khác trong dịp nghỉ lễ gần đây phát hiện ra mă y tế online của họ, điều không thể thiếu để đi lại trong Trung Quốc, bỗng nhiên thông báo họ có nguy cơ bị Covid cao, khiến họ không thể lên tàu hay máy bay trở về Bắc Kinh.
Những người khác kịp về lại Bắc Kinh cũng thấy thay đổi tương tự trên mă y tế của họ vài ngày sau khi về nhà, khiến họ buộc phải cách ly tại nhà.
“Tôi không hiểu v́ sao chính quyền Bắc Kinh lại làm điều này …tôi không thể đi làm được. Tôi sắp mất việc. Tôi rất chán nản. Khi nào th́ t́nh h́nh này mới chấm dứt?” một người phàn nàn trên Weibo. Môt người khác th́ viết: “Chúng ta đều phải chịu những điều này chỉ v́ ai đó phải tổ chức một cuộc họp.”
"V́ sao lại làm khổ người dân thường? Chính quyền đă thực hiện chính sách của họ một cách không hợp lư. Tính chính danh của họ không c̣n nữa. Làm sao người dân tin họ được?”, một người khác đặt câu hỏi.
Tâm lư chán nản đang ngày một tăng trong người dân Trung Quốc với chính sách “zero Covid” khiến họ phải chịu các biện pháp cách ly và phong tỏa nghiêm ngặt, trong khi các nước khác đă dỡ bỏ hạn chế từ lâu.
Một số sự việc gần đây, trong đó có một tai nạn xe buưt làm 27 người thiệt mạng khi đang được chở tới một cơ sở cách ly, khiến dân chúng rất tức giận.
Sự chán nản này trái ngược với tinh thần ‘phấn khởi’ của Đại hội Đảng lần thứ 20 đang được tuyên truyền trên truyền thông và các cơ quan nhà nước
Các biểu ngữ đỏ chào mừng đại hội được chăng khắp nơi ở thủ đô và nhiều ứng dụng điện thoại di động đổi nền sang màu đỏ. Một bộ phim tái hiện những nét chính trong 10 năm ông Tập Cận B́nh lănh đạo bắt đầu được chiếu trên truyền h́nh và nhiều cuộc triển lăm với chủ đề tương tự được tổ chức trên khắp đất nước.
Các cơ quan truyền thông nhà nước đăng nhiều bài ủng hộ chính sách của nhà nước trong đó có chính sách “zero Covid”, thúc giục người Trung Quốc “đẩy mạnh ḷng tin và kiên tŕ với các chính sách pḥng chống đại dịch hiện hành”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh được cho sẽ tiếp tục củng cố quyền lực trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bắt đầu diễn ra vào 16/10 tại Bắc Kinh.
Khoảng 2.300 đại biểu sẽ họp để bầu Tổng Bí Thư và có phần tranh luận về những chính sách quan trọng, có thể bao gồm chiến lược 'Không Covid'.
Tập Cận B́nh hiện đang giữ ba vị trí quyền lực nhất tại Trung Quốc - Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Chủ tịch nước. Ông cũng được cho sẽ có thêm nhiệm kỳ cho hai vị trí quyền lực đầu tiên tại đại hội.
Đảng Cộng sản Trung Quốc không đưa ra bất kỳ giới hạn nhiệm kỳ nào. Nhưng không có nhà lănh đạo nào ngoài Mao Trạch Đông, người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng nắm quyền ba nhiệm kỳ.
Chủ tịch nước thường chỉ có giới hạn hai nhiệm kỳ theo hiến pháp Trung Quốc, do cựu Chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu B́nh đề ra để ngăn chặn việc xuất hiện một nhân vật như Mao Trạch Đông.
Thế nhưng Tập Cận B́nh đă có thể xóa bỏ yêu cầu này: Vào năm 2018, Quốc hội Trung Quốc đă chính thức bỏ quy luật này, thật sự cho phép Tập Cận B̀nh có thể nắm quyền Chủ tịch nước đến khi nào ông ta muốn.
Kể từ khi nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận B́nh đă dẫn dắt Trung Quốc bước vào con đường với tham vọng và độc tài ngang nhau.
Ông ta đă đẩy mạnh v́ "sự chấn hưng mạnh mẽ quốc gia", như theo đuổi cải cách kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường, và xóa đói giảm nghèo.
Ông cũng tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng - mà nhiều người xem là một cách để ông ta nhổ bỏ những đối thủ chính trị - cũng như thanh trừng người Uyghur ở Tân Cương và giới biểu t́nh v́ dân chủ ở Hong Kong.
Thế nhưng Tập Cận B́nh cũng đối mặt với nhiều thách thức khác, như nạn thất nghiệp ở người trẻ, nền kinh tế phát triển chậm lại và khủng hoảng bất động sản đang diễn ra - và dĩ nhiên là chính sách 'Không Covid'.