Cách đây không lâu, bà Zhang và gia đình được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Tin dữ này đã giáng một đòn nặng nề vào gia đình hạnh phúc.
Bà Zhang, năm nay 40 tuổi (Chiết Giang, Trung Quốc), khi khám sức khỏe được chẩn đoán có nhân giáp nhưng bà lại không quan tâm đến tình trạng của mình. Mãi về sau, cơ thể không khỏe, bà đến bệnh viện kiểm tra thì được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Khi đó, bác sĩ yêu cầu các thành viên trong gia đình bà Zhang cùng nhau làm xét nghiệm gen, kết quả 2 thành viên còn lại trong gia đình bà cũng mắc ung thư tuyến giáp.
Bác sĩ điều trị phát hiện ra rằng bệnh này có liên quan trực tiếp đến thói quen ăn uống của gia đình họ. Gia đình cô Zhang thích ăn đồ bảo quản, đặc biệt là thịt xông khói và dưa chua, mỗi bữa ăn không thể thiếu món này. Tuy chúng có mùi vị đậm đà, dễ ăn nhưng hầu hết đều chứa hàm lượng muối lớn, gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thực tế, khi cơ thể con người tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp và dễ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não. Đồng thời, nạp quá nhiều muối vào cơ thể sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Ở nhiều gia đình, họ thích ăn loại dưa muối, vừa tiện lợi lại dễ ăn nhưng để bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên hạn chế ăn đồ bảo quản càng nhiều càng tốt.
Đặc biệt với những người như bà Zhang, khi đã được chẩn đoán mắc nhân tuyến giáp nên kiểm soát lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm nhiều muối có thể kích thích tuyến giáp và làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của tuyến giáp, từ đó gây ra nguy cơ ung thư tuyến giáp.
1. Dưa muối
Ở Trung Quốc, món ăn sáng vô cùng phổ biến là cháo trắng ăn kèm dưa chua. Gia đình bà Zhang cũng rất thích món này, vì thế mỗi lần đều làm rất nhiều để bảo quản trong tủ lạnh. Thế nhưng, dưa muối không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chức năng tuyến giáp. Lượng i ốt cao sẽ làm tăng hormone tuyến giáp, sau đó gây ra các bệnh phổ biến như cường giáp, viêm tuyến giáp... làm gia tăng nguy cơ ung thư ở bộ phận này.
2. Hải sản để qua đêm
Các loại hải sản như tôm, cua, cá... có chứa nhiều khoáng chất như kẽm, i ốt, omega-3 tốt cho bệnh nhân tuyến giáp. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ nên ăn tối đa 2 lần, nếu ăn quá nhiều thì lượng i ốt trong hải sản sẽ gây rối loạn hormone tuyến giáp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hải sản để qua đêm trong tủ lạnh sẽ càng nguy hiểm. Càng để lâu, hải sản sẽ càng bị mất chất, cho dù được bảo quản ở tủ lạnh đi chăng nữa thì hàm lượng protein dồi dào trong hải sản cũng có thể bị biến chất, có thể làm người ăn bị tổn thương gan, thận và cả tuyến giáp.
3. Thịt chế biến sẵn
Gia đình bà Zhang rất bận rộn nên thường mua sẵn các loại thịt hộp, xúc xích... về tích trữ trong tủ lạnh. Tuy nhiên, loại thực phẩm này nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Theo bác sĩ Zhang Xianhui (Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc Bắc Kinh, Trung Quốc), nguyên nhân khiến thịt chế biến sẵn gây ung thư là bởi chúng thường được thêm nhiều phụ gia để tạo vị và có thể bảo quản lâu hơn, ví dụ như hợp chất N-nitroso và hydrocarbon thơm đa vòng, gây tổn thương ADN và phát triển ung thư.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO cũng cho biết: Nếu mỗi người tiêu thụ 50g thịt chế biến sẵn hàng ngày (tương đương với khoảng 4 miếng thịt xông khói hoặc 1 chiếc xúc xích) thì nguy cơ ung thư đại trực tràng sẽ tăng lên khoảng 18%.
Trường hợp của gia đình bà Zhang là bài học để tất cả chúng ta cảnh giác hơn khi lựa chọn thực phẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ung thư là một căn bệnh phức tạp, hiếm khi do một loại thực phẩm nào gây ra hoặc vì một lý do cụ thể nào. Vì vậy, để ngăn ngừa ung thư, mỗi người cần phải duy trì một lối sống khoa học một cách toàn diện, không chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống cân bằng mà còn phải có thói quen sống lành mạnh hơn.
VietBF @ Sưu tầm