Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ác tính phổ biến nhất, chiếm hơn 90% trong tổng số trường hợp ung thư tuyến nội tiết.
Mức độ nguy hiểm của ung thư tuyến giáp
Kết quả điều tra cho thấy, ung thư tuyến giáp đứng thứ 11 trong tổng số các ca ung thư, với gần 570 ngàn ca mắc mới hằng năm. Đây là loại ung thư đứng thứ 5 trong số các loại ung thư ở nữ giới và đứng thứ 15 trong số các loại ung thư ở nam giới. Tại Việt Nam, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất với hơn 5,4 ngàn ca mắc mới.
Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, nhận thức của người dân ngày càng tăng th́ bệnh tuyến giáp cũng được phát hiện sớm hơn. Với quan niệm "biết sớm, trị lành", ung thư tuyến giáp không c̣n quá nguy hiểm như trước đây.
Bên cạnh ung thư tuyến giáp, cường giáp và suy giáp cũng là hai vấn đề tuyến giáp thường gặp. Trong số những nguyên nhân gây ra hội chứng cường giáp, có đến 80-90% là bệnh Basedow. Ngoài ra, hội chứng cường giáp có thể do những nguyên nhân khác như bướu độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp, dùng i-ốt quá nhiều hoặc trường hợp cắt tuyến giáp dùng thuốc hormone quá liều...
Đối với suy giáp, hội chứng này do nhiều nguyên nhân gây ra như: suy giáp bẩm sinh, viêm tuyến giáp và đặc biệt là viêm tuyến giáp tự miễn.
Với mức độ ác tính thấp, tiên lượng ung thư tuyến giáp thường tốt hơn khi so với nhiều loại ung thư khác.
Tại Việt Nam, 80 – 90% trường hợp ung thư tuyến giáp là ung thư thể biệt hóa. Đối với dạng ung thư thể này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật, điều trị bằng i-ốt phóng xạ I-131 để tiêu diệt tế bào ung thư. Sau đó, người mắc có thể sống tốt nhiều chục năm khi duy tŕ chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng cho người điều trị tuyến giáp
Người điều trị tuyến giáp cần chế độ dinh dưỡng giàu canxi để ngăn ngừa biến chứng. Trong đó, thực phẩm giàu canxi, dễ hấp thu nhất chính là sữa và chế phẩm từ sữa. Các loại sữa giàu canxi thường kèm theo các thành phần như vitamin D3, vitamin K2 (hay c̣n gọi MK7).
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng, bác sĩ thường lưu ư chỉ kiêng i-ốt 2 tuần trước khi điều trị i-ốt phóng xạ I-131. Khi thuốc phóng xạ đă tập trung tiêu diệt những tổn thương, người điều trị sau 3 ngày có thể ăn được chế độ b́nh thường.
Giai đoạn sau khi điều trị i-ốt phóng xạ sẽ không cần phải kiêng i-ốt nữa, thậm chí phải bổ sung thêm i-ốt, canxi cùng những chất dinh dưỡng khác nhằm đảm bảo hồi phục sức khỏe. Chế độ ăn cần cân bằng lipit, gluxit, protein và bổ sung thêm các yếu tố vi lượng cũng như các thành phần vitamin khác.
VietBF @ Sưu tầm