Kịch bản chuyển di dân đến các tiểu bang Dân Chủ vùng Đông Bắc nước Mỹ của vài thống đốc Cộng Ḥa trong thời gian gần đây có nhiều nét tương đồng đáng ngờ với phong trào
"Reverse Freedom Rides" từng được phong trào chủ trương phân biệt chủng tộc ở các tiểu bang miền Nam khởi xướng cách đây 60 năm.
Ông Ron DeSantis (Cộng Ḥa), Thống đốc Florida. (H́nh: Jeff Swensen/Getty Images)
Nguồn gốc chiêu bài "đem con bỏ chợ" (Reverse Freedom Rides)
Phong trào Dân Quyền tranh đấu b́nh đẳng về chủng tộc và bảo vệ quyền lao động bùng phát mạnh mẽ vào thập niên 1950, 1960 bộc lộ sự khác biệt giữa các tiểu bang miền Nam bảo thủ và miền Bắc cấp tiến.
Vào mùa Hè năm 1961, những người hoạt động dân quyền, da trắng lẫn da đen, được mệnh danh là
"Freedom Riders" (Hành khách tự do) lên những chiếc xe đ̣
Greyhound đi khắp các tiểu bang miền Nam để tạo làn sóng ḥa đồng chủng tộc trên các các chuyến xe. Các người hoạt động cổ xúy
"Freedom Riders" đều bị một đám đông trang bị gậy gộc và bom khói đón, khi các chiếc xe đ̣ này ngừng lại ở các thành phố thuộc nhiều tiểu bang miền Nam.
Những người miền Nam với chủ trương "
tuy cách biệt nhưng b́nh đẳng về chủng tộc" (separate but equal), theo nền tảng của
đạo luật Jim Crow h́nh thành sau thời Nội Chiến, vốn tức giận v́ các phán quyết cho phép người da đen được học cùng trường và đi cùng xe buưt với người da trắng hồi cuối thập niên 1950, bày ra chiêu tṛ cao hơn gọi là
"Reverse Freedom Rides" (tạm dịch:
Đảo ngược hành tŕnh tự do) để trả đũa phong trào
"Freedom Riders" của giới cấp tiến.
Những người thực hiện
"chiêu đảo ngược" này bắt đầu bằng việc nói với những người da đen câu chuyện bịa đặt rằng ở các tiểu bang miền Bắc có những chương tŕnh tạo công ăn việc làm, nhà ở, và ngay cả họ sẽ được Tổng Thống John Kennedy tiếp đón.
Ư đồ ẩn giấu sau màn kịch lừa đảo này là đem nỗi thất vọng cho những người da đen sau khi đi đến nơi không có cảnh "thiên đường" như sự khao khát, mong muốn.
Bởi v́ chính quyền sở tại không hề có một kế hoạch như những lời bịa đặt dối trá này, những người da đen đi t́m
"đất hứa" sẽ bất măn, nghĩ rằng những người cấp tiến là
"đạo đức giả", qua đó để tạo ra thêm mâu thuẫn giữa hai nhóm này.
Hồi năm 1962, có khoảng 200 người da đen bỏ nhà cửa cùng gia đinh đi lên phía Bắc để rồi bị
"dính bẫy lừa" này, theo
NPR.
"Đây là một tṛ vô nhân đạo, bẩn thỉu nhất mà tôi chưa từng chứng kiến trước đây", bà Margaret Moseley, một người tranh đấu cho nhân quyền lâu năm, chua xót nhận xét trong một cuộc phỏng vấn trên truyền h́nh trước khi bà qua đời.
Các người tranh đấu cho dân quyền "Freedom Riders" lên các chuyến xe đ̣ tạo ra h́nh ảnh ḥa đồng chủng tộc tại các tiểu bang miền Nam thời 1960. (H́nh minh họa: Daily Express/Archive Photos/Hulton Archive/Getty Images)
DeSantis cũng lừa di dân bằng lời hứa việc làm và trợ cấp
Những di dân, trên hai chuyến bay do ông Ron DeSantis (Cộng Ḥa), Thống đốc Florida đứng ra dàn xếp, bị thả ở Martha’s Vineyard, Massachusetts, hôm thứ Tư, 14 Tháng Chín, vừa qua, hoàn toàn không ngờ phải đáp xuống ḥn đảo này.
Bởi v́ trước đó, họ chỉ đồng ư bước lên máy bay với lời hứa được chu cấp nơi ăn, chốn ở trong 90 ngày, và huấn luyện việc làm cũng như được dạy Anh Ngữ tại thành phố Boston, Massachusetts, theo tiết lộ của các luật sư, thuộc nhóm
Lawyers for Civil Rights, đại diện cho các di dân.
Giới chức tại Martha’s Vineyard hoàn toàn không hề được báo trước vụ nhóm di dân bị thả xuống địa phương của ḿnh, tuy nhiên, ông DeSantis lại trả tiền chi phí để quay phim cảnh đoàn người xuống máy bay rồi đổ vào trung tâm ḥn đảo nhằm cung cấp các h́nh ảnh cho đài
Fox News và các cơ quan truyền thông bảo thủ khác để đánh bóng tên tuổi của bản thân ḿnh.
Trong nhiều tháng qua, Thống đốc DeSantis không ngừng nhắc đến kế hoạch vận chuyển di dân từ biên giới phía Nam để chọc tức giới lănh đạo đảng Dân Chủ và đă xin được 12 triệu USD từ ngân quỹ tiểu bang để tài trợ cho các chuyến bay, trong đó có hai chuyến bay từ San Antonio, Texas, đến Martha’s Vineyard.
Nhiều công dân và giới chức tại Florida lên tiếng phê b́nh ông Thống đốc sử dụng tiền thuế của dân sai mục đích.
Không chỉ có ông DeSantis, một số thống đốc Cộng Ḥa khác, bao gồm Thống đốc Greg Abbott của Texas cũng có kế hoạch tương tự: gửi di dân đến các thành phố và tiểu bang xanh phía Bắc, để phản đối chính sách di trú của Tổng thống Joe Biden.
Ông Biden phê b́nh chiến lược của hai vị Thống đốc này, tố cáo đảng Cộng Ḥa
"chơi tṛ chính trị trên thân phận con người" và
"biến di dân thành những con cờ thí chốt".
Một phụ nữ da đen bị đuổi ra khỏi khu chờ đợi "White Waiting Room" dành riêng cho người da trắng ở ga xe lửa Jackson, Missisippi, năm 1961. (H́nh: William Lovelace/Daily/Express/Hulton Archive/Getty Images)
Sự tương đồng đáng lo ngại
So sánh về điểm tương đồng giữa hành động
"đem con bỏ chợ" của các Thống đốc Cộng Ḥa hiện nay và chiêu bài
"Reverse Freedom Rides" của những người phân biệt chủng tộc miền Nam diễn ra trong nhiệm kỳ Tổng Thống Kennedy cách đây 60 năm, Thư viện mang tên Tổng thống thứ 35 có nhận định:
"Để khiêu khích những người cấp tiến miền Bắc và lăng mạ người da đen, Hội Đồng Công Dân Da Trắng (White Citizens’ Council – WCC) ở miền Nam phát động phong trào 'Reverse Freedom Rides', đẩy người da đen lên chuyến xe một chiều đến các thành phố phía Bắc với những lời hứa hẹn dối trá về việc làm, nhà ở, và cuộc sống tốt hơn".
Vào năm 1962, để chống lại nỗ lực xóa bỏ phân biệt chủng tộc, tổ chức bảo thủ
WCC đă chi tiền để chuyển hàng trăm cư dân da đen đến các thành phố phía Bắc, như New York, Philadelphia, và Chicago.
Hoàn cảnh nhọc nhằn của những người da đen bị
"lừa" khi di cư đến phía Bắc được thể hiện rơ ràng nhất qua sự kiện tại làng Hyannis, nơi ở của cố Tổng Thống Kennedy, nơi tiếp nhận đến 96 người da đen chỉ trong vài tháng, theo ông Clive Webb, giáo sư lịch sử trường đại học University of Sussex ở Anh quốc.
Hầu hết những người bị lừa di cư nhanh chóng phát hiện ra rằng chẳng có cơ hội việc làm nào cho họ ở Hyannis, và đến năm 1965, chỉ c̣n một gia đ́nh sinh sống tại đây, ông Webb viết trong một bài báo năm 2004 về phong trào
"Reverse Freedom Rides" ở Mỹ này.
"Những diễn biến này đều xảy ra rất giống nhau. Điều này khiến cho mọi người không khỏi thắc mắc xem ông DeSantis đă học hỏi ư tưởng này từ đâu?", ông Parker nhận định.
"Đây là một phần lịch sử của những người thiển cận, của giới da trắng phân biệt chủng tộc và không muốn sống chung với người da màu".
Phân biệt chủng tộc
WCC, tổ chức đă khởi xướng chiêu bài
"đem con bỏ chợ" kể trên, cũng từng là một
"tổ chức chính trị chống ḥa nhập chủng tộc quyền lực nhất", ông Webb cho hay.
Mục tiêu của âm mưu tàn độc này là khơi dậy thành kiến cho rằng, nếu hủy bỏ sự phân biệt chủng tộc sẽ gây thiệt hại cho cộng đồng, những doanh gia, nhà lănh đạo cộng đồng và các phụ huynh có nguồn gốc da trắng khắp nơi trên đất Mỹ, tạo ra lợi thế cho các chính trị gia phân biệt chủng tộc trong tổ chức
WCC này.
Học sinh thượng tôn da trắng biểu t́nh để phản đối cho phép các học sinh da màu vào trường trung học Woodlawn High School ở Birmingham, Alabama, năm 1963. (H́nh minh họa: Frank Rockstroh/Michael Ochs Archives/Getty Images)
Để che giấu dă tâm
"phân biệt chủng tộc",
WCC ngụy tạo h́nh ảnh
"đáng kính trọng" bằng cách tổ chức các cuộc họp ở những khách sạn sang trọng với các thành viên diện "đồ com-lê" và đeo cà-vạt, Giáo sư Webb mô tả rằng,
"để khi nh́n vào ai cũng nghĩ đó là ông chủ ngân hàng, doanh gia hay thành phần thượng lưu tương tự".
WCC mở ra các chiến dịch tung tờ rơi trên đường phố, quảng cáo trên đài phát thanh, bày ra chuyện biếu không cho người da đen những vé xe đ̣ đi đến miền
"đất hứa". Những
"con mồi khờ khạo" mà
WCC nhắm đến là những bà mẹ da đen đơn thân hoặc những thanh niên bị vướng vào chuyện phạm pháp trước đây, theo giáo sư Webb cho biết.
Tuy nhiên, lúc đó, giới chính trị và báo chí cấp tiến chỉ trích gay gắt chiến lược vô cùng tàn bạo và vô nhân tính này của nhóm phân biệt chủng tộc
WCC trên công luận nước Mỹ.
Chiến dịch
"Reverse Freedom Rides" này của
WCC c̣n tiếp diễn đến tận năm 1963, cho đến khi họ không c̣n nhận được nhiều sự ủng hộ khiến cho ngân quỹ bị cạn kiệt.
"Điểm độc ác nhất của chiến dịch này là phá hoại điều duy nhất có thể giúp người Mỹ gốc châu Phi chống chọi trước sự áp bức, đó là hi vọng", ông Webb kết luận.
Đừng để cho "bóng ma quá khứ" lặp lại
"Có ít người biết đến phong trào 'Reverse Freedom Rides', nhưng công chúng cần hiểu rằng, chiến lược lợi dụng thân phận con người để làm con cờ chính trị đă được các thành phần phân biệt chủng tộc và người da trắng thượng đẳng sử dụng từ 60 năm trước đây", bà Tanisha Sullivan, chủ tịch chi nhánh Boston của Hiệp Hội Người Mỹ Da Màu (NAACP), giải thích.
"Việc vạch trần ra những điểm tương đồng giữa 2 xu hướng này là thiết yếu, không chỉ để gia tăng nhận thức cho dân chúng, mà c̣n để nhấn mạnh mức quan trọng của việc ghi nhớ toàn bộ lịch sử nước Mỹ, từ những sự kiện mang lại niềm vui và hănh diện cho đến cả những giai đoạn đáng xấu hổ", bà Sullivan kết luận.