Tôi thường bị ho, ngứa họng khi thay đổi thời tiết, ngồi lâu trong pḥng điều ḥa. Cách cắt nhanh cơn ho tại nhà mà không cần dùng thuốc? (Hằng, 35 tuổi, Bắc Ninh).
Ho là phản xạ giúp làm sạch đờm, các chất kích thích khác khỏi cổ họng, đường thở. Tuy nhiên ho nhiều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ, công việc... Phản ứng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh hoặc t́nh trạng như: dị ứng bụi, khói thuốc, viêm họng, phế quản, viêm mũi xoang... Một số biện pháp trị ho tại nhà được chứng minh giúp giảm t́nh trạng, bạn có thể tham khảo:
Uống nước: một trong những cách dễ, an toàn nhất để cải thiện t́nh trạng ho là uống đủ nước. Uống nước ấm giúp làm loăng chất nhầy, có thể dễ dàng đẩy nó ra khỏi cơ thể qua miệng hoặc mũi, giúp người bệnh bổ sung lượng nước bị mất do đổ mồ hôi hoặc sổ mũi.
Uống đủ nước giúp làm loăng chất nhầy. Ảnh: Shutterstock
Mật ong - thuốc ức chế cơn ho tự nhiên: mật ong có độ nhớt cao, hoạt động tương tự như thuốc giảm ho. Khi sử dụng, mật ong sẽ bao phủ niêm mạc cổ họng, làm giảm đau hoặc ngứa ngáy. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal Archives of Pediatric and Adolescent Medicine cho thấy, mật ong là phương pháp điều trị hiệu quả giúp giảm mức độ ho và cải thiện giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra mật ong c̣n có tính chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn, giúp chống lại nhiễm trùng, tăng cường hệ thống miễn dịch. Phụ huynh lưu ư mật ong không dùng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi v́ có thể gây nhiễm độc do thực phẩm có thể chứa vi khuẩn (uốn ván), nguy hiểm đến tính mạng trẻ mặc dù hiếm gặp.
Súc miệng bằng nước muối ấm: phương pháp này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, làm lỏng chất nhầy trong cổ họng giúp thông xoang, giảm sưng tấy, kích ứng ho dai dẳng, cơn ho sẽ hết nhanh hơn.
Gừng: gừng thường được dùng để điều trị buồn nôn, đau dạ dày, nhưng nó cũng có thể làm dịu cơn ho. Một nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết gingerol - một hợp chất có trong gừng, có tác dụng ngăn chặn t́nh trạng tăng phản ứng đường thở gây ra triệu chứng của bệnh hen suyễn, bao gồm ho. Ngoài ra thực phẩm cũng chứa các hợp chất chống viêm, giảm sưng tấy ở cổ họng. Nếu bạn bị ho, trà gừng là lựa chọn tốt.
Hạn chế các loại thức ăn gây trào ngược axit: Trào ngược axit xảy ra khi các chất trong dạ dày trào ngược lên cổ họng, có thể gây kích ứng, dẫn đến ho. Theo Healthline, 40% ho mạn tính là do trào ngược axit. Nếu trào ngược là nguyên nhân gây ho th́ bạn nên tránh loại thực phẩm dễ gây trào ngược như cafein, rượu bia, nước có ga, cam, quưt...
Sử dụng gối kê cao đầu: ho thường trầm trọng hơn vào ban đêm do tư thế nằm khiến chất nhầy đọng lại trong cổ họng thay v́ chảy ra, kích hoạt phản xạ ho. Kê gối cao đầu khi ngủ có thể ngăn chặn t́nh trạng này, đồng thời giúp giảm bớt triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Hầu hết các cơn ho sẽ tự khỏi sau vài tuần. Trong trường hợp ho không thuyên giảm, kèm theo triệu chứng thở kḥ khè, sốt (trên 38 độ), khó thở, đau tức ngực... bạn cần đi khám bác sĩ. Đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo một bệnh như viêm xoang mạn tính, hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi... hoặc các vấn đề về tim mạch.