Trong nhiều thập kỷ, các bác sĩ nhận thấy rằng. Người nam giới dường như có nhiều khả năng mắc nhiều loại ung thư hơn so với phụ nữ. Sự khác biệt này giữa hai giới có thể giải thích được do lối sống, từ hút thuốc và chế độ ăn uống cho đến phơi nhiễm nghề nghiệp.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đă bắt đầu xác định một số yếu tố sinh học quan trọng có thể khiến nam giới dễ mắc một số bệnh ung thư hơn. Ví dụ, vào năm 2016, một nghiên cứu mang tính bước ngoặt từ Harvard và MIT đă tập trung vào một yếu tố di truyền có thể giải thích cho một số khác biệt về nguy cơ mắc ung thư giữa hai giới.
Một nghiên cứu mới hiện đă đưa ra những phát hiện chắc chắn nhất từ trước cho đến nay về sự khác biệt giữa hai giới về nguy cơ mắc ung thư. Hồ sơ sức khỏe của gần 300.000 người tham gia được phân tích.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đánh giá sự khác biệt giới tính về nguy cơ mắc 21 khối u rắn tại các điểm giải phẫu chung, cố gắng định lượng mức độ khác biệt ở các hành vi nguy cơ (hút thuốc và sử dụng rượu), nhân trắc học (chỉ số khối cơ thể và chiều cao), lối sống (hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, sử dụng thuốc), tiền sử bệnh tật và gia đ́nh và thấy rằng nam giới có nguy cơ mắc ung thư cao hơn.
Nghiên cứu cho thấy các yếu tố phi sinh học làm tăng từ 11,2% đến 49,5% nguy cơ ung thư ở nam giới, tùy thuộc vào từng loại ung thư. Về nguy cơ ung thư không thuộc giải phẫu (non-anatomic), phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới đối với hai loại ung thư: tuyến giáp và túi mật. Đối với một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư phổi, gần 50% nguy cơ gia tăng ở nam giới có thể là do các yếu tố lối sống. Nhưng các loại ung thư khác, chẳng hạn như thực quản, các yếu tố phi sinh học chỉ có thể giải thích khoảng 10% nguy cơ gia tăng bị mắc.
“Kết quả của chúng tôi cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh ung thư không giải thích được chỉ do tiếp xúc với môi trường. Điều này cho thấy rằng có những khác biệt sinh học nội tại giữa nam giới và phụ nữ ảnh hưởng đến khả năng mắc ung thư,” tác giả chính của nghiên cứu mới, Sarah Jackson, giải thích.
Tất nhiên, việc xác định sự tồn tại của những khác biệt sinh học này chỉ là bước đầu tiên của một chặng đường nghiên cứu dài. Chính xác những cơ chế đó là ǵ chỉ có thể là giả thuyết vào thời điểm này, và có khả năng chúng thay đổi tùy thuộc vào loại ung thư cụ thể đang được nghiên cứu.
Về mặt miễn dịch, các phản ứng miễn dịch bẩm sinh và thích ứng mạnh hơn ở phụ nữ có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Ví dụ, phụ nữ có phản ứng miễn dịch mạnh hơn đối với các bệnh nhiễm trùng gây ung thư, chẳng hạn như virus viêm gan B và C và virus u nhú ở người có thể làm giảm nguy cơ ung thư gan và ung thư hầu họng.
Do đó, về mặt chiến lược, xem giới tính như một biến sinh học cần được thực hiện nghiêm túc trong nghiên cứu ung thư, từ dự đoán nguy cơ, pḥng ngừa đến điều trị và quản lư bệnh nhân.