Phù năo, viêm phổi, động kinh, trầm cảm… là những biến chứng khó ngờ của đột quỵ theo bác sĩ Minh Đức.
Đột quỵ (tai biến mạch máu năo) là một căn bệnh nguy hiểm, thường để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Tùy theo t́nh trạng đột quỵ do nguyên nhân thiếu máu năo hay chảy máu năo và thời gian người bệnh được cấp cứu điều trị mà biến chứng cũng sẽ khác nhau.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức - Trưởng khoa Nội thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, đột quỵ ngày càng trở nên phổ biến ở cả những người trẻ tuổi. Tuy vậy, việc cảnh giác về bệnh chưa được mọi người quan tâm đúng mức. Đột quỵ có rất nhiều biến chứng mà người bệnh khó lường trước được.
Theo bác sĩ Minh Đức, biến chứng thường gặp nhất là liệt người hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong. Đột quỵ có thể dẫn đến các biến chứng mà nhiều người có thể chưa biết đến bao gồm:
Phù năo: T́nh trạng năo sưng phù bên trong hộp sọ làm ảnh hưởng đến ḍng chảy của oxy và máu lên năo. Biến chứng nguy hiểm này có thể gây tụt năo làm bệnh nhân chết nhanh chóng nên cần được điều trị ngay.
Viêm phổi: Do người bệnh nằm lâu một chỗ kèm theo tai biến dễ nuốt sặc nên dễ bị viêm phổi, biểu hiện bằng khó thở, ho có đờm, sốt, ớn lạnh... Đây là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở bệnh nhân đột quỵ.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Người sau khi bị đột quỵ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu với các triệu chứng như nước tiểu đục hoặc tiểu ra máu, cảm giác đau hoặc rát khi đi tiểu, đau vùng bụng dưới, chuột rút ở vùng bụng dưới... Người bệnh đột quỵ hay bị khó tiểu phải đặt sonde tiểu.
Động kinh: Đột quỵ có thể làm tổn thương các tế bào năo, dẫn đến t́nh trạng động kinh, co giật. Co giật dễ làm thiếu oxy năo và làm tổn thương năo nhiều hơn...
Đột quỵ có thể gây khó khăn vận động. Ảnh: Shutterstock
Co cứng chi: Triệu chứng co cứng chi cũng thường xảy ra ở người bị đột quỵ. Các cơ tay, chân bị rút ngắn, co cứng khiến người bệnh đau đớn và mất khả năng vận động. Do đó, người bệnh nên được tập vận động sớm sau đột quỵ.
Huyết khối tĩnh mạch sâu: T́nh trạng huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra trước khi người bệnh bị đột quỵ và là nguyên nhân gây đột quỵ. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng có thể xảy ra sau khi bị đột quỵ do bệnh nhân nằm một chỗ. T́nh trạng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm chết người. Cục máu đông di chuyển đến phổi, tim, năo gây tắc nghẽn làm cho người bệnh có thể bị nhồi máu phổi, nhồi máu cơ tim, nhồi máu năo tái phát sớm.
Nhồi máu cơ tim: Người bị đột quỵ do xơ vữa động mạch năo cũng có nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Trầm cảm: Ngoài sức khỏe thể chất, người bị đột quỵ c̣n gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần, dễ lo lắng quá mức dẫn đến trầm cảm. Các triệu chứng thông thường của người trầm cảm sau đột quỵ gồm có cảm thấy trống rỗng buồn bă hoặc lo lắng trong thời gian dài (hơn 2 tuần), mất hứng thú với các hoạt động hằng ngày; cảm thấy bản thân vô dụng, mệt mỏi, ít năng lượng, luôn trong trạng thái uể oải... Thậm chí, họ có thể t́m cách tự tử.
Gặp khó khăn khi nuốt: Một biến chứng sau đột quỵ nữa là gặp các vấn đề khi nuốt, cảm giác thức ăn mắc kẹt trong cổ họng, khó nhai, khó thở khi nuốt, thức ăn trào ngược lên sau khi nuốt... Bệnh nhân thường khó nuốt chất lỏng hơn thức ăn sệt.
Người bị đột quỵ c̣n có thể gặp các biến chứng khác như buồn nôn, nôn ói, mất thị lực, mất trí nhớ, các vấn đề về ruột và bàng quang... Mất khả năng ngôn ngữ cũng là một biến chứng dễ gặp. Tổn thương năo sau khi bị đột quỵ có thể làm người bệnh khó giao tiếp, không thể nói chuyện, nói không rơ chữ, không hiểu được lời nói của người khác, mất khả năng diễn đạt...
Bác sĩ Minh Đức chia sẻ thêm, đột quỵ có thể xảy ra thoáng qua. Nguy hiểm là sau cơn đột quỵ nhẹ, trong ṿng vài giờ hay vài ngày (thường trong tuần lễ đầu tiên), bệnh tiến triển nặng dần, có thể gây liệt nửa người không thể vận động hay rơi vào hôn mê. Người bệnh không nên chủ quan.
Càng sớm nhận ra dấu hiệu đột quỵ hay triệu chứng đột quỵ và điều trị kịp thời càng tăng tỷ lệ sống sót của người bệnh. Các dấu hiệu cần ghi nhớ như bất ngờ đau đầu dữ dội, yếu tê tay chân, méo nhẹ mặt... Xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế rượu bia, không hút thuốc, hạn chế chất béo băo ḥa, tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị các bệnh lư liên quan có thể dẫn đến đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch... là cách dự pḥng bệnh cần thiết.