Phật gia có giảng: “Tiền bạc, vật chất là vật ngoại thân, khi sinh không mang đến được, khi tử cũng không mang theo được”. Duy chỉ có 1 thứ, cha mẹ tích được càng nhiều, lộc của con càng lớn.
Bởi vậy, đối với những người có trí huệ mà nói, điều mà con người nên “tích lũy”, đó chính là phúc báo, điều này so với tài sản và tiền tài th́ gấp triệu lần. Tu tốt bản thân, tích đức và hành thiện, đó mới mang lại phúc ấm cho con cháu sau này.
Trước kia, có một thương nhân giàu có nhưng bủn xỉn, keo kiệt, khi thiên tai lớn xảy ra ở địa phương, một vị thiền sư hy vọng ông có thể quyên góp một chút lượng bạc và quần áo để cứu giúp dân bị nạn.
Vị thương nhân giàu có nghe xong chỉ giả vờ câm điếc và không sẵn sàng tiêu tiền của ḿnh.
Vị thiền sư lại hỏi ông ta: “Ông có biết cách giữ tiền khôn ngoan nhất là ǵ không?”
Vị thương nhân giàu có tự hào nói: “Tất nhiên là tôi biết! Tiền trong tay tôi ai cũng đừng mong lấy được, chỉ tích tiền chứ không phân tán tiền, tiền tự nhiên sẽ ngày một nhiều hơn”.
Vị thiền sư nghe xong, chỉ lắc đầu rồi rời đi, không nói thêm một lời nào nữa. Sau này, trước khi qua đời, vị thương nhân giàu có đă để lại số tài sản mà ông đă tích lũy suốt cuộc đời cho 2 người con trai của ḿnh. Thật tiếc là khi 2 người con trai thừa kế khối tài sản khổng lồ đó mà cha để lại, đă tiêu hết số tiền trong một thời gian ngắn.
Hóa ra, hai người con trai của ông tự cho rằng gia đ́nh ḿnh giàu có, chúng từ nhỏ đă coi ḿnh như trung tâm, sống vô kỷ luật từ nhỏ, c̣n nhiễm nhiều tật xấu. Bây giờ có trong tay nhiều của cải, chúng ngày một lún sâu hơn, chẳng mấy chốc chúng đă tiêu hết tài sản của gia đ́nh, cuối cùng chết trong t́nh cảnh chán nản v́ khốn khó.
Ngược lại, có một gia tộc nổi tiếng ở Trung Quốc là “Gia tộc Tiền Thị”. Tổ tiên Tiền Thị là Tiền Lưu, vào thời Ngũ đại thập quốc ở Hàng Châu. Tiền Lưu là một người lương thiện, tốt bụng. Vô số cây cầu và tháp đă được xây dựng trong suốt cuộc đời của ông, phúc đức gia tộc tích lũy được cũng rất sâu dày. Kéo dài ngh́n năm đến nay, gia tộc Tiền Thị vẫn có những nhân tài xuất chúng: Tiền Học Lâm, Tiền Chung Thư, Tiền Vĩ Trường, Tiền Tam Cường,… con cháu đời sau rất hưng vượng.
Theo ghi chép, khi Tiền Lưu qua đời, ông đă để lại hơn mười phương châm và giáo huấn của gia đ́nh, yêu cầu con cháu phải trung thành và nhân hậu, siêng năng, tiết kiệm và hiếu thảo. Như vậy mới có thể khơi dậy sự hưng vượng của một gia đ́nh.
Người xưa có câu: “Tổ tiên tích đức hành thiện, con cháu hưởng phúc vô biên”. Ông Trời luôn đối xử công bằng với mọi người, bây giờ chịu khó, chịu khổ, sau này có thể hưởng phúc. Một người tích nhiều âm đức th́ sẽ có tương lai tốt đẹp, nếu cha mẹ muốn con cháu sau này không phải chịu khổ, th́ ngay bây giờ hăy tích đức cho con cháu.
VietBF©sưu tập