Phượng đỏ là loại cây được trồng nhiều trên khắp thế giới. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng biết về những lợi ích của loại cây này với sức khỏe con người.
1. Lợi ích sức khỏe từ cây phượng đỏ
Các bộ phận dùng làm thuốc của cây phượng đỏ rất đa dạng, từ vỏ đến hoa, lá, quả, hạt của cây. Với những cách dùng khác nhau, phượng đỏ có hiệu quả với từng loại bệnh khác nhau.
1.1 Chữa đau bụng kinh
Với biểu hiện này mỗi khi đến tháng thường khiến chị em thấy khó chịu, mệt mỏi. Để khắc phục, chị em có thể dùng hoa phượng đỏ phơi khô, nghiền thành bột mịn. Sau đó lấy khoảng 2-4 gam bột có thể trộn với mật ong (cho dễ uống).
1.2 Làm lành vết loét miệng
Loét miệng có thể gây đau đớn và khó khăn trong ăn uống nên việc điều trị càng sớm càng tốt. Bạn có thể sử dụng bột làm từ vỏ cây và trộn với mật ong. Sử dụng hỗn hợp này hàng ngày sẽ giúp bạn giảm đau nhanh chóng.
1.3 Hỗ trợ giảm đau do viêm khớp
Với bệnh viêm khớp, bạn có thể dùng lá cây phượng đỏ nhưng phải là lá vàng, nghiền nát rồi sắc làm thuốc uống hoặc đắp lên vị trí đau có tác dụng giảm đau.
Hoa phượng đỏ có tác dụng giảm đau bụng kinh mỗi khi đến kỳ của chị em.
1.4 Hấp thu độc tố của nọc bọ cạp
Nọc độc của bọ cạp có thể rất độc đối với cơ thể con người, thậm chí có thể gây tử vong nên cần được điều trị ngay lập tức nếu bị bọ cạp tấn công. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn cần làm sạch, sát khuẩn vết chích của bọ cạp rồi đưa người bị bọ cạp chích tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy lá cây phượng đỏ, rang lên rồi nghiền nát và bọc trong một miếng vải rồi áp lên vết chích để làm giảm nọc độc của bọ cạp.
1.5. Khắc phục hói đầu và rụng tóc
Nếu bạn đang bị rụng tóc nhiều hoặc hói đầu thì có thể dùng lá cây phượng đỏ nghiền nát rồi trộn với nước nóng và thoa lên da đầu 1-2 lần mỗi tuần, bạn sẽ bắt đầu thấy kết quả chỉ sau vài ngày.
2. Nhiều nước trên thế giới dùng phượng đỏ chữa bệnh
Các chất chiết xuất từ những bộ phận của cây phượng đỏ được báo cáo là có đặc tính y học như kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, bảo vệ tim mạch, dạ dày, gan và chữa lành vết thương.
Trong y học dân gian Bangladesh, lá được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Cộng đồng Shaiji ở tây nam Bangladesh uống nước sắc của hoa để điều trị sốt mãn tính.
Ở Tamil Nadu, Ấn Độ, lá được sử dụng để điều trị táo bón, viêm, viêm khớp...
Ở Madhya Pradesh, Ấn Độ, hạt được dùng cho bệnh sốt xuất huyết, vỏ cây được sử dụng để hạ sốt và chiết xuất ethanol của hoa được sử dụng để điều trị giun tròn.
Ở Andhra Pradesh, hoa được sử dụng để điều trị đau bụng kinh.
Ở miền đông Nigeria, lá được sử dụng để điều trị đau.
Ở Zambia, vỏ cây được sử dụng như một phương thuốc trị sốt.
3. Các cách dùng phượng đỏ chữa bệnh
Tinh dầu: Một loại tinh dầu thu được từ lá có đặc tính diệt nấm.
Nước ép: Nước ép từ hoa rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nó cũng là một phương thuốc tuyệt vời để giúp giải quyết các rối loạn viêm.
Dầu: Được chế biến từ hoa được sử dụng để điều trị các bệnh về khớp và thấp khớp.
Trà thảo mộc: Được chế biến từ hoa và lá giúp giải quyết tình trạng đầy hơi; rối loạn tiêu hóa, tẩy giun.
Nước sắc: Nước sắc của lá giúp giải quyết các cơn đau và sưng khớp.