Đây là căn bệnh cực kỳ phổ biến với dân văn pḥng, tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thoái hoá đốt sống cổ có nguy hiểm?
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh phổ biến, bệnh nhân đa phần là người từ 40 đến 60 tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa rơ rệt. Ở giai đoạn đầu, thoái hoá đốt sống cổ hầu như không có triệu chứng ǵ nên thường dễ bị mọi người bỏ qua.
Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do sụn và xương ở khớp cổ bị ṃn dần hoặc thoái hóa. Thoái hóa đốt sống cổ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng trong một số trường hợp có thể gây suy nhược thần kinh hoặc tủy sống do bị chèn ép lâu ngày, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn và giảm cơ hội phục hồi sau phẫu thuật.
Nếu không chữa trị thoái hoá đốt sống cổ kịp thời th́ bệnh có thể gây ra một số biến chứng khác như:
- Rối loạn tiền đ́nh: Cột sống bị thoái hóa tác động làm tổn thương lỗ tiếp hợp, từ đó gây ra rối loạn tiền đ́nh, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, thậm chí là ngă quỵ do hoa mắt, chóng mặt.
- Hẹp ống sống: Ở giai đoạn nhất định, cột sống cổ bị thoái hóa sẽ xuất hiện gai xương. Không gian tủy sống bị thu hẹp đáng kể gây ra biến chứng hẹp ống sống. Người bệnh thường có cảm giác tê, yếu cơ tại các chi và thân ḿnh. Bệnh có thể gây liệt nếu không phát hiện ngăn chặn sớm.
- Thoát vị đĩa đệm: Thoái hóa đốt sống cổ kéo dài có thể gây ra thoát vị đĩa đệm cổ, khiến quá tŕnh điều trị trở nên khó khăn hơn và các biến chứng cũng xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt, khi dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép nặng, người bệnh có thể mất khả năng vận động, thậm chí có thể bị liệt hoàn toàn.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
1. Suy nhược cơ thể, yếu tay, chân
Thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh vận động ở tay do cột sống ở cổ bị chèn ép và sụn khớp bị thoái hóa. V́ vậy, một số người bị thoái hóa đốt sống cổ cảm thấy rất khó nhấc tay lên, hoặc khó cầm nắm đồ vật bằng tay, mất cảm giác nóng lạnh ở tay.
Các bài kiểm tra độ yếu của chân, tay là một trong những cách bác sĩ chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Đôi khi người mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ c̣n có cảm giác yếu và nặng ở chân, gây khó khăn trong việc đi lại.
2. Đau, cứng cổ
Đau cổ đôi khi là triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ, nhưng cơn đau có mức độ khác nhau ở mỗi người. Các cơn đau có thể kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, gây ra "tư thế vẹo cổ", tư thế sái cổ.
Ngoài ra, thoái hoá đốt sống cổ c̣n có thể gây cứng cổ. Một số người bệnh sẽ gặp t́nh trạng khó cúi đầu hoặc vặn cổ, cổ phát ra tiếng động khi cử động. Triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng đến quá tŕnh nghỉ ngơi và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Một trong những dấu hiệu nhận biết thoái hoá đốt sống cổ là t́nh trạng đau, cứng cổ. Ảnh minh hoạ
3. Đau đầu
Ngoài đau cổ, thoái hóa đốt sống cổ c̣n có thể gây ra t́nh trạng đau đầu. Cơn đau thường lan lên đầu, có thể gây nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
4. Dấu hiệu Lhermitte
Đây là dấu hiệu thường gặp ở người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nặng. Khi đó, bệnh nhân có thể phải đối mặt với chứng thoái hóa đa xơ cứng rất nguy hiểm. Ở triệu chứng này, người bệnh sẽ có cảm giác một luồng điện chạy dọc từ cổ xuống cột sống, sau đó lan xuống tay, chân, thậm chí là các ngón tay, ngón chân. Dấu hiệu Lhermitte rơ ràng nhất khi người bệnh cúi cổ về phía trước.
Cách pḥng tránh thoái hóa đốt sống cổ
1. Duy tŕ tư thế đúng
Đừng bao giờ gạt đi vấn đề sức khỏe tâm trí: Nữ tiến sĩ mách 7 cách cải thiện tâm trạng
Trong sinh hoạt hàng ngày, mọi người cần chú ư giữ tư thế đầu và cổ đúng, không nghiêng đầu, nhún vai, giữ thẳng cột sống khi đọc sách hoặc ngồi làm việc trước máy tính. Tuyệt đối không nằm dài để đọc sách hoặc xem TV để tránh gây tổn thương cho cột sống.
2. Vận động nhiều hơn, tránh ngồi lâu
Dân văn pḥng thường xuyên phải ngồi lâu trước bàn làm việc trong thời gian dài. Đối tượng này cần lưu ư sau mỗi 30 - 60 phút làm việc nên đứng dậy đi lại, thực hiện các động tác gập, duỗi, xoay đầu cổ và cánh tay để loại bỏ t́nh trạng căng cứng mệt mỏi tại các cơ ở cổ.
3. Chế độ dinh dưỡng
Dân văn pḥng nói riêng và người dân nói chung nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi để pḥng ngừa loăng xương, bệnh khiến cột sống nhanh bị thoái hóa. Các thực phẩm giàu canxi là sữa, phomai, cá hồi, súp lơ…
Ngoài ra, mọi người có thể lựa chọn các thực phẩm bổ sung axit béo omega, vitamin E và các chất chống oxy hóa như cá, các loại hạt hay các loại rau xanh. Những dưỡng chất này rất tốt cho đĩa đệm, ngăn ngừa thoái hóa cột sống và gai cột sống.
VietBF @ Sưu tầm