Hàng nghìn năm trôi qua, cổ nhân đã đúc kết không ít “thuật nhìn người”, cho hậu thế những phương pháp để nắm bắt nhân tâm. Cổ nhân cho rằng, người có 3 đặc điểm sau đây đều "không hề đơn giản", có thể làm được chuyện lớn, thành công vang dội và khẳng định chính mình với đời.
Dùng “ham muốn” để nhìn người
Người xưa quan niệm bản tính thật của con người sẽ bộc lộ khi tiếp xúc với thứ mà mình thực sự ham muốn.
Chẳng hạn như người ham ăn sẽ không thể kiềm chế trước món ăn ngon, người háo sắc sẽ tỏ ra thích thú với người đẹp, kẻ hám tiền sẽ sáng mắt khi thấy của cải…
Nhờ vào những sở thích con người có thể tìm thấy đặc trưng tính cách của người đó.
Không bị lay động trước ý kiến của đám đông
Người xưa nói rất đúng, chân lý chỉ đúng với thiểu số, mỗi lĩnh vực đều có ưu điểm về tư tưởng độc lập riêng. Trong lúc suy xét việc này có đáng để làm hay không, bạn đừng bao giờ để lời nói của người khác lay động, mà hãy sử dụng kinh nghiệm và tri thức của mình để phân tích tốt xấu rồi mới đưa ra quyết định. Nếu chỉ biết “cuốn theo chiều gió”, dễ bị yếu tố bên ngoài tác động, cho dù ý tưởng của bản thân là đúng đi chăng nữa thì bạn cũng không dám thử sức, cuối cùng lại thất bại trong đau đớn, phải chấp nhận cuộc sống bình thường, không có màu sắc của riêng mình.
Thời kỳ Tam Quốc, Tào Tháo nắm giữ mấy trăm nghìn đại quân, rầm rộ tiến về Giang Đông, chuẩn bị tiêu diệt Đông Ngô. Văn võ đại thần Đông Ngô thất kinh hồn vía, sợ đến mức ngủ không yên, lũ lượt kiến nghị Tôn Quyền chủ động đầu hàng.
Theo cách nhìn nhận của những kẻ này, quân Tào có khí thế hung tàn, giết người như rơm rạ, Đông Ngô chỉ với hơn trăm nghìn tướng sĩ cơ bản không phải là đối thủ của quân Tào. Nếu đôi bên giao tranh, chắc chắn thương vong vô số.
Mặc dù Tôn Quyền chưa thể đưa ra chủ ý trọng đại nhưng cũng không hề hoảng loạn. Sau khi thương nghị cùng đô đốc Chu Du, Tôn Quyền đã bác bỏ ý kiến đầu hàng Tào Tháo, quyết định chiến đấu một trận sống còn với kẻ địch.
Cuối cùng, liên quân Tôn Quyền và Lưu Bị đã đánh bại Tào Tháo trong trận Xích Bích, khẳng định chỗ đứng vững chắc trong thời Tam Quốc. Nếu như Tôn Quyền nghe theo lời của quan thần, thuận theo ý kiến của đám đông mà đầu hàng Tào Tháo thì Đông Ngô đã không còn tồn tại, kết cục của Tôn Quyền cũng rất thảm.
Giỏi kiểm soát cảm xúc
Người ta nói: Tức giận là bản năng, kiềm chế sự nóng nảy là một loại năng lực. Nếu quan sát kỹ, người thường xuyên tức giận, nói một câu lại nổi đóa thì cơ bản không hề có bản lĩnh, cuộc sống và sự nghiệp không suôn sẻ. Nguyên nhân rất đơn giản: Tức giận với những chuyện nhỏ nhặt chứng tỏ nội tâm yếu đuối, khó làm nên chuyện lớn.
Ngược lại, người làm chuyện đại sự rất ít nổi nóng bừa bãi, cho dù trong lòng tức giận đến mấy nhưng ngoài mặt vẫn giữ được sự bình tĩnh, cho người khác cảm nhận được sự trầm ổn và đáng tin cậy.
Người có thể kiểm soát cảm xúc lúc nào cũng thâm sâu khó lường, làm việc quả quyết, không loanh quanh vòng vo, biết nắm bắt thời cơ để hành động.
VietBF©sưu tập