Loại quả này có nhiều giá trị trong y học cổ truyền và thường được dùng với dạng khô. Đặc biệt, nó mang lại nhiều lợi ích cho mắt, gan và giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
Kỷ tử là quả của một loại cây có nguồn gốc từ châu Á, với tên khoa học là Lycium barbarum. Kỷ tử đă được sử dụng trong hơn 2.000 năm qua như một loại dược liệu có nhiều giá trị trong y học cổ truyền. Ngoài ra, kỷ tử cũng được sử dụng trong các món nước giải khát, hoặc kết hợp thêm với các nguyên liệu khác trong các món ăn như chè.
Giới khoa học cũng đă nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của kỷ tử. Loại quả nhỏ bé và có màu đỏ đặc trưng này có thể giúp chống lại lăo hoá, điều chỉnh lượng glucose trong máu và hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể.
Dưới đây là thành phần dinh dưỡng, và các lợi ích sức khỏe cũng như lưu ư khi dùng câu kỷ tử.
Thành phần dinh dưỡng
Kỷ tử thường được coi là ‘siêu thực phẩm’ v́ chúng chứa các hợp chất thực vật như phytochemical. Các chất phytochemical trong kỷ tử bao gồm polysaccharides, beta-carotene và zeaxanthin.
Polysaccharide là một chất dinh dưỡng chính của kỷ tử. Đây là một nguồn chất xơ thiết yếu. Một nghiên cứu trên những con chuột già đă phát hiện ra rằng polysaccharides trong kỷ tử có thể giúp cải thiện chức năng miễn dịch và tăng hoạt động chống oxy hóa trong cơ thể.
Beta-carotene là chất làm nên sắc tố màu đỏ cam của kỷ tử. Beta-carotene rất quan trọng đối với sức khỏe mắt, xương, da và sự phát triển của các tế bào.
Zeaxanthin trong kỷ tử đóng một vai tṛ quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng zeaxanthin có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một chứng suy giảm thị lực xảy ra khi phần trung tâm của vơng mạc, hoặc điểm vàng, bị suy giảm.
7 lợi ích sức khỏe của kỷ tử
Tốt cho mắt
Kỷ tử có nhiều tác dụng trong việc chống lại các bệnh về mắt do tuổi tác.
Kỷ tử chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa lành mạnh, có nhiều lợi ích cho thị lực, đặc biệt là zeaxanthin.
Các chất chống oxy hóa tương tự trong kỷ tử cũng có thể ngăn chặn các tổn thương về mắt do tia UV, các gốc tự do và stress oxy hóa (sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong tế bào).
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Optometry and Vision Science của Học viện Optometry, Mỹ, cho thấy những người cao tuổi uống nước ép kỷ tử trong 90 ngày tăng đáng kể lượng zeaxanthin và các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể.
Một nghiên cứu khác được báo cáo trên tạp chí Drug Design, Development and Therapy cho thấy kỷ tử có thể bảo vệ vơng mạc khỏi các tế bào chịu trách nhiệm cho bệnh glaucoma (nhóm các bệnh về mắt được đặc trưng bởi tổn thương dây thần kinh thị giác tiến triển, có thể dẫn đến mất thị lực).
Tăng cường hệ miễn dịch
Kỷ tử chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Chất chống oxy hóa được biết đến với đặc tính tăng cường miễn dịch và có khả năng chống lại viêm nhiễm và các gốc tự do có hại.
Kỷ tử chứa một lượng lớn vitamin A và C, tương tự các loại quả mọng như việt quất hoặc mâm xôi. Vitamin A và C rất quan trọng để thiết lập khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật, từ cảm lạnh thông thường đến ung thư.
Quả kỷ tử giàu chất chống oxy hoá. Ảnh minh họa
Ngăn ngừa ung thư
Hàm lượng chất chống oxy hóa cao, bao gồm vitamin C, zeaxanthin và carotenoid, có thể chống lại các tế bào ung thư. Chất chống oxy hóa có thể làm chậm sự phát triển của khối u, giảm viêm và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Nghiên cứu trên chuột được đăng trên tạp chí Drug Design, Development and Therapy cho thấy kỷ tử có thể ức chế sự phát triển của các khối u và tăng cường hiệu quả của liệu pháp điều trị ung thư.
Giúp da khỏe mạnh
Kỷ tử có chứa beta-carotene, một chất phytochemical thiết yếu của thực vật. Beta-carotene có khả năng thúc đẩy làn da khỏe mạnh.
Beta-carotene là một thành phần được sử dụng trong các loại kem dưỡng da để cải thiện sức khỏe da, giảm kích ứng da, giảm tác động của mặt trời và lăo hoá.
Một nghiên cứu trên động vật phát hiện ra rằng việc uống 5% nước ép quả kỷ tử có thể cung cấp cho chuột đầy đủ chất chống oxy hóa bảo vệ khỏi tác hại của tia UV và các rối loạn về da.
Ổn định lượng đường trong máu
Kỷ tử có thể nhiều lợi ích trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy kỷ tử có thể giúp cân bằng lượng insulin và glucose trong máu.
Nghiên cứu tương tự cho thấy kỷ tử có thể làm tăng mức mỡ máu tốt HDL ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Cải thiện t́nh trạng trầm cảm, lo âu và khó ngủ
Nghiên cứu năm 2016 trên chuột cho thấy kỷ tử có thể cải thiện chứng trầm cảm và lo lắng.
Một nghiên cứu khác ở Mỹ thực hiện trên người cũng cho thấy uống nước ép kỷ tử có thể cải thiện mức năng lượng, tâm trạng và sức khỏe tiêu hóa. Trong nghiên cứu này, những trưởng thành khỏe mạnh được cho uống 120ml nước ép quả kỷ tử hoặc đồ uống giả dược trong 14 ngày.
Những người tham gia được hỏi về cảm giác khỏe mạnh, sức khỏe thần kinh và tâm lư, các triệu chứng cơ xương, các phản ứng về hệ tiêu hóa và tim mạch, cũng như bất kỳ tác dụng phụ nào.
Các nhà nghiên cứu đă đo huyết áp, khối lượng cơ thể, cân nặng, mạch và thị lực của từng người tham gia trước và sau 14 ngày nghiên cứu.
Nhóm được cho uống nước ép kỷ tử cho biết đă cải thiện mức năng lượng, khả năng tập trung, nâng cao hiệu suất tập luyện, trí lực, cảm giác b́nh tĩnh và hài ḷng vào ngày thứ 15.
Nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng giấc ngủ được cải thiện ở những người uống nước ép kỷ tử và không có tác dụng tiêu cực nào liên quan đến việc uống nước ép kỷ tử.
Ngăn ngừa tổn thương gan
Từ rất lâu, y học cổ truyền Trung Quốc đă sử dụng kỷ tử để để điều trị bệnh gan.
Một nghiên cứu trên động vật đă chỉ ra kỷ tử có thể giúp quản lư sức khỏe gan và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ do rượu bia.
Một nghiên cứu về tế bào ung thư gan ở người cũng đă phát hiện ra kỷ tử có thể ức chế sự phát triển của các khối u.
Lưu ư khi dùng kỷ tử
Kỷ tử có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc làm loăng máu, thuốc huyết áp, thuốc tiểu đường. Do đó, những người đang sử dụng những loại thuốc này nên trao đổi thêm với bác sĩ trước khi muốn dùng kỷ tử hoặc các sản phẩm có liên quan.
Bất kỳ ai bị dị ứng với các loại quả mọng nên trao đổi với bác sĩ trước khi tiêu thụ kỷ tử tươi hoặc khô hoặc dùng bất kỳ chất bổ sung nào có chứa chiết xuất từ quả kỷ tử.
VietBF @ Sưu tầm