Các nhà khoa học đă t́m thấy hạt vi nhựa trong máu của gần 80% số người được thử nghiệm. Đây là lần đầu tiên ô nhiễm hạt vi nhựa được phát hiện trong máu người. Khám phá cho thấy những hạt nhựa tí hon có thể di chuyển tự do khắp cơ thể và mắc kẹt trong các cơ quan.
Hiện vẫn chưa rơ ảnh hưởng của việc này đến sức khỏe con người tuy nhiên các nhà nghiên cứu đang rất lo lắng v́ vi nhựa có thể làm tổn hại các tế bào của con người trong pḥng thí nghiệm. Các hạt ô nhiễm không khí siêu nhỏ cũng đă được chứng minh là những tác nhân xâm nhập vào cơ thể người, gây ra hàng triệu ca tử vong sớm mỗi năm.
Số lượng lớn rác thải nhựa bị thải ra môi trường và vi nhựa đang làm ô nhiễm toàn bộ hành tinh, từ đỉnh Everest đến các đại dương sâu nhất. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy con người thường hấp thụ các hạt nhựa siêu nhỏ qua thức ăn, nước uống cũng như hít thở. Các hạt này cũng được t́m thấy trong phân của trẻ sơ sinh và người lớn.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đă phân tích mẫu máu của 22 người trưởng thành khỏe mạnh. Từ đây, họ t́m thấy các hạt nhựa trong 17 người. Trong đó, 50% mẫu chứa nhựa PET, loại thường được sử dụng trong chai đựng đồ uống. 1/3 chứa polystyrene - chất được sử dụng để đóng gói thực phẩm và các sản phẩm khác. Ngoài ra, 1/4 số mẫu máu chứa polyetylen, chất tạo ra túi nylon.
Giáo sư Dick Vethaak, chuyên gia nghiên cứu độc chất sinh thái học, Đại học Vrije Amsterdam, Hà Lan, cho biết, đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy sự tồn tại của các hạt polyme trong máu người.
“Tuy đây là một bước tiến đột phá, nhưng chúng tôi vẫn cần phải mở rộng nghiên cứu, tăng số lượng mẫu và số lượng polyme được đánh giá. Hiện, một số nhóm cũng đang nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này”, vị chuyên gia nói thêm.
Theo ông Vethaak, các nghiên cứu trước đây chỉ ra hạt vi nhựa trong phân của trẻ sơ sinh cao gấp 10 lần so với người lớn. Nguyên nhân có thể liên quan đến việc cho ăn bằng b́nh nhựa và trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa bú b́nh có thể đang nuốt hàng triệu hạt vi nhựa mỗi ngày.
“Chúng ta biết rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị tổn thương hơn khi tiếp xúc với hóa chất và các hạt nhựa. Và điều đó làm tôi rất lo lắng”, giáo sư chia sẻ.
Trong nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Environmental International, các tác giả đă điều chỉnh kỹ thuật phát hiện giúp nhận biết và phân tích những hạt siêu nhỏ với kích thước lên đến 0,0007 mm. Một số mẫu máu chứa 2 hoặc 3 loại vi nhựa khác nhau.
GS Vethaak tiết lộ số lượng và loại nhựa khác nhau đáng kể giữa các mẫu máu. Hiện tượng khác biệt này có thể là do người được lấy mẫu máu đă có tiếp xúc trong một thời gian ngắn với các vật dụng bằng nhựa, chẳng hạn như uống cà phê đựng trong cốc có tráng một lớp nhựa, hoặc đeo khẩu trang bằng nhựa.
"Câu hỏi lớn là điều ǵ đang xảy ra trong cơ thể chúng ta? Các hạt có được giữ lại trong cơ thể không? Chúng có được vận chuyển đến một số cơ quan nhất định, chẳng hạn vượt qua hàng rào máu năo không? Với hàm lượng nào th́ chúng có thể làm cho con người bị phát bệnh? Chúng tôi khẩn cấp đề nghị được tài trợ để thực hiện các nghiên cứu sâu hơn”, GS Vethaak nói.
“Sản lượng nhựa trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040. Và chúng ta cần phải được biết tất cả những ảnh hưởng của nhựa đối với cơ thể của con người”, Jo Royle, nhà sáng lập tổ chức từ thiện Common Seas, đồng tài trợ cho nghiên cứu nói trên, cũng lên tiếng.
Đáng chú ư, một nghiên cứu gần đây cho thấy vi nhựa có thể bám vào màng ngoài của tế bào hồng cầu, hạn chế khả năng vận chuyển oxy của chúng. Các hạt vi nhựa cũng được t́m thấy trong nhau thai của phụ nữ mang thai, ở chuột mang thai, chúng đi nhanh qua phổi vào tim, năo và các cơ quan khác của thai nhi.
Một bài báo mới xuất bản ngày 23/3 vừa qua do GS Vethaak là đồng tác giả, đánh giá nguy cơ ung thư và kết luận: “Nghiên cứu chi tiết hơn về cách chất dẻo vi mô, nano ảnh hưởng đến cấu trúc, cơ thể con người, liệu chúng có thể biến đổi tế bào hay không và gây ra chất sinh ung thư, là rất khẩn cấp, đặc biệt trong bối cảnh sản xuất nhựa tăng theo cấp số nhân. Vấn đề đang trở nên cấp bách hơn mỗi ngày”.