Khi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, nhiều người sẽ có tâm lư hoảng sợ. Tuy nhiên, hăy b́nh tĩnh và làm theo những lời khuyên dưới đây của chuyên gia.
Chúng ta đang bước sang năm thứ 3 của đại dịch COVID-19, số ca nhiễm bệnh những ngày gần đây liên tục gia tăng, thế nhưng không ít người vẫn bối rối, hoảng loạn khi ḿnh có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 và không biết ḿnh phải làm ǵ tiếp theo.
Giữa ma trận những lời khuyên và thông tin về điều trị COVID-19 tại nhà, dưới đây là những lưu ư của chuyên gia y tế về những việc bạn nên làm và không nên làm khi ḿnh bị nhiễm virus corona.
7 điều nên làm
1. Cách ly ngay lập tức
Cách ly là điều đầu tiên bạn cần làm ngay sau khi có kết quả dương tính với COVID-19.
Timothy F. Brewer, giáo sư y khoa và dịch tễ học tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe UCLA, Los Angeles, Mỹ cho biết: "Bạn nên về nhà cách ly ngay lập tức theo số ngày được quy định tại địa phương, đồng thời theo dơi các triệu chứng mà ḿnh đang có. Bạn chỉ nên ra ngoài sau khi hết số ngày cách ly và hết các triệu chứng của bệnh".
Tốt nhất, bạn nên cách ly trong pḥng riêng, thoáng khí và có nhà vệ sinh riêng.
2. Thông báo cho những người bạn đă tiếp xúc gần
Bạn nên thông báo cho những người mà bạn đă tiếp xúc gần trong 72 giờ trước khi bạn làm xét nghiệm COVID.
Theo Công văn số 11042/BYT-DP của Bộ Y tế, các trường hợp F1 là:
- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong ṿng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong ṿng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện pḥng hộ cá nhân (PPE).
Trong thời kỳ dịch bệnh diễn ra căng thẳng, nhiều cơ sở y tế, cơ quan chức năng đều đang phải làm việc quá tải. Do đó, ngay khi có kết quả dương tính COVID-19, hăy chủ động báo với những người bạn đă tiếp xúc gần để họ có biện pháp theo dơi sức khỏe phù hợp.
3. Liên hệ với bác sĩ
Hăy liên hệ với một bác sĩ thân cận hoặc bác sĩ chăm sóc chính nếu bạn đang phải điều trị các bệnh lư sức khỏe khác ngay khi bạn biết ḿnh mắc COVID-19. Các bác sĩ có thể đề xuất phương án điều trị dựa trên tiền sử bệnh của bạn.
Giáo sư Brewer nói: "Nếu bạn bị suy giảm miễn dịch hoặc nếu bạn là một bệnh nhân cấy ghép tạng, bạn nên nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của ḿnh. Ngay cả khi bạn không phải dùng thuốc điều ḥa miễn dịch hoặc mắc các bệnh lư khác, điều quan trọng là phải có bác sĩ theo dơi sức khỏe thường xuyên cho bạn. COVID-19 là căn bệnh khó lường, sau khi mắc bệnh bạn vẫn có thể gặp các biến chứng lâu dài của nó và tiền sử bệnh tật của bạn có thể là ch́a khóa để xác định một vấn đề y tế trong tương lai".
4. Giữ nước cho cơ thể
Giống như hầu hết các bệnh khác, việc bổ sung và duy tŕ lượng nước cho cơ thể sẽ giúp bạn khỏe nhanh hơn.
Purvi Parikh, nhà miễn dịch học và dị ứng tại Trung tâm Y tế NYU Langone, Mỹ cho biết: "Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc…. Điều quan trọng là duy tŕ lượng nước trong cơ thể, đặc biệt nếu bạn đang bị sốt, đổ mồ hôi, tiêu chảy".
5. Nhờ người chăm sóc, đặc biệt trong tuần đầu tiên
Khi mắc COVID-19, bạn có thể bị sốt, mệt mỏi, sương mù năo, đau cơ hoặc nghẹt mũi. Nhưng khoảng 8 - 10 ngày sau khi nhiễm COVID-19, khoảng 15% bệnh nhân sẽ bị bệnh nặng hơn, đặc biệt những người chưa tiêm chủng hoặc có bệnh lư nền. Hầu hết những người đó sẽ cần phải đến bệnh viện.
Giáo sư Brewer nói: "Nếu bạn thấy khó thở hoặc cơn ho ngày càng nặng hơn, hăy liên hệ ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời".
Những trường hợp bị chóng mặt, khó thở, nôn mửa nhiều, đau ngực, tim đập nhanh, da hoặc mối tím tái cần được hỗ trợ y tế khẩn cấp.
Những người đă tiêm vaccine ngừa COVID sẽ ít gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng và ít phải nhập viện hơn nhóm chưa tiêm.
6. Chuẩn bị sẵn một số loại thuốc và dụng cụ cần thiết
Nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc cảm cúm, trị ho, hạ sốt, dung dịch bù điện giải... Ảnh minh hoạ
Bạn nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc trị cảm cúm, ho, hạ sốt, chống dị ứng, dung dịch bù chất điện giải,… hoặc những dụng cụ như máy đo SpO2, nhiệt kế, máy đo huyết áp để theo dơi các chỉ số sinh tồn của cơ thể và điều trị các triệu chứng nếu có của COVID-19.
7. Tiêm vắc xin càng sớm càng tốt
Nếu bạn chưa tiêm pḥng trước khi bị nhiễm bệnh, hy vọng việc nhiễm COVID có thể thay đổi suy nghĩ của bạn. Nhiều nghiên cứu đă chỉ ra rằng những người đă từng mắc COVID và sau đó được tiêm vaccine pḥng bệnh th́ nguy cơ tái nhiễm sẽ thấp hơn rất nhiều.
Hăy tiêm vaccine càng sớm càng tốt nếu bạn chưa tiêm đủ liều và hăy hỏi bác sĩ của ḿnh về thời gian mà bạn có thể tiêm chủng.
4 điều không nên làm khi nhiễm COVID-19
1. Không đi chơi với bạn bè
Nếu bạn có kết quả dương tính với COVID-19, điều đầu tiên bạn cần làm là về nhà cách ly thay v́ tiếp tục đi chơi cùng bạn bè, đồng nghiệp. Nếu bạn làm xét nghiệm khi có các triệu chứng nghi ngờ của bệnh th́ trước đó bạn không nên ra ngoài và hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh.
Giáo sư Brewer nói rằng: "Nếu bạn thấy ḿnh không được khỏe, tốt nhất đừng đi ăn tối với bạn bè".
2. Không mời khách tới nhà
Ngoại trừ những người chăm sóc thực sự cần thiết, những người bị nhiễm COVID-19 không nên tiếp khách, bất kể họ đă được tiêm pḥng hay chưa.
3. Không sử dụng các chất kích thích
Nếu không muốn kéo dài thời gian cách ly hoặc tăng khả năng nhập viện, bạn không nên uống rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích khác khi đă nhiễm COVID-19.
Chuyên gia Parikh nói: "Các chất kích thích như rượu, bia sẽ làm chậm quá tŕnh phục hồi của bạn bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch".
4. Không lấy thông tin COVID từ những nguồn không uy tín
Có rất nhiều thông tin khác nhau về COVID-19 cũng như cách điều trị bệnh được đăng tải trên các trang mạng xă hội. Sẽ rất khó để bạn có thể phân biệt được đâu là thông tin thật, đâu là những thông tin sai lệch, thậm chí là nguy hiểm. Hăy t́m kiếm thông tin trên những trang web chính thống của các tổ chức, cơ quan uy tín hoặc từ các bác sĩ đang điều trị bệnh cho bạn.
VietBF @ Sưu tầm