Đường bay trong nước lẫn nước ngoài và liên quan đến du lịch, khách sạn trong năm nay cũng là một câu hỏi. Nếu như năm trước th́ đến 30 tháng 4 hai ngành này vẫn làm ăn được th́ năm nay lại chưa thể nói trước được. Hăy cùng xem bản tin mới nhất.
Mở lại đường bay thương mại quốc tế thường lệ, tăng chuyến các đường bay trong nước, du lịch nội địa cũng được kích hoạt cùng với quá tŕnh mở cửa phục hồi kinh tế. Thế nhưng hàng không, du lịch được dự báo vẫn khó phục hồi trong năm nay.
Phập phồng lo Omicron kéo nhu cầu di chuyển
Tối 1.1, chuyến bay quốc tế thường lệ đầu tiên đến Việt Nam kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19 đă hạ cánh an toàn tại sân bay Tân Sơn Nhất. Chuyến bay mang số hiệu VN852, hành tŕnh từ Phnom Penh (Campuchia) đến TP.HCM, do Vietnam Airlines khai thác chính thức đánh dấu giai đoạn mở cửa hàng không quốc tế thường lệ, khôi phục cầu nối hàng không Việt Nam với thế giới và mở ra triển vọng phục hồi mạnh mẽ hàng không, du lịch sau đại dịch.
Sau chuyến bay này, các chuyến bay quốc tế thường lệ tiếp theo của Vietnam Airlines gồm Việt Nam và Nhật Bản ngày 5.1, giữa Việt Nam và Mỹ vào ngày 9.1 cũng sẽ tiếp tục được tổ chức.
Trước đó, tất cả các hăng hàng không gồm Vietnam Airlines Group, Vietjet và Bamboo Airways đều thông tin sẽ tăng mạnh tần suất các đường bay trong nước. Dự kiến sẽ có hàng triệu ghế trên khoảng 50 đường bay nội địa sẽ được các hăng khai thác để phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán 2022.
Ngành hàng không đă trải qua 2 năm kinh hoàng v́ Covid-19
ĐẬU TIẾN ĐẠT
TS Bùi Doăn Nề, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kư VABA đánh giá đây là những bước đi cơ sở quan trọng nối lại giao thông thuận lợi giữa các quốc gia, thúc đẩy thị trường hàng không hồi phục. Bên cạnh đó, hàng không Việt Nam đang có nhiều cơ hội để vực dậy. Tiền đề cơ bản là thị trường tăng trưởng nhanh do ổn định chính trị, cơ hội thu hút đầu tư và du lịch cao.
Ngoài ra, công tác tiêm chủng vắc xin đang được đẩy nhanh nhờ sự thống nhất cao giữa các ngành và địa phương; Mức độ kiểm soát dịch bệnh tốt, cùng các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế là những yếu tố giúp ngành hàng không Việt Nam sớm trở lại mức tăng trưởng như trước dịch.
"Dự báo, mức tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Việt Nam từ 6 - 6,5%. Đây là cơ sở giúp mức tăng trưởng của ngành hàng không đạt 15 - 20% so với năm 2021. Nếu tiếp tục kiểm soát được dịch bệnh, mở cửa phát triển kinh tế, ngành hàng không Việt Nam sẽ từng bước hồi phục trong năm 2022" - vị này kỳ vọng.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch VABA cũng lo ngại diễn biến khó lường của dịch bệnh có thể khiến dự báo của hàng không thế giới và Việt Nam không đi đúng hướng. Ảnh hưởng của biến chủng mới có thể kéo giảm nhu cầu đi lại, đặc biệt là kéo chậm đà phục hồi du lịch. Trong kịch bản hồi phục chậm hơn, phải tới năm 2023, thậm chí năm 2024, ngành hàng không Việt Nam mới trở lại mức tăng trưởng như năm 2019.
Dự báo hàng không có thể đạt mức tăng trưởng 15 - 20% so với năm 2021
ĐẬU TIẾN ĐẠT
Thị trường nội địa chưa thể là "phao cứu sinh"
Là 2 ngành có mối liên quan trực tiếp, các hăng hàng không mở thêm chuyến bay là điều kiện cho du lịch mở thêm chương tŕnh, tour tuyến, sản phẩm.
Tuy đă bỏ lỡ cơ hội đón khách du lịch quốc tế mùa cao điểm nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn nhận về nhiều tin vui trong những ngày đầu năm mới: Gia tộc Hamilton nổi tiếng nước Anh chọn Phú Quốc là nơi trải nghiệm kỳ nghỉ dưỡng 12 ngày đón Giáng sinh và năm mới; Đảo ngọc cũng là điểm đến đó năm mới của hơn 50 du khách Lào và đoàn khách hơn 200 người đến từ Uzbekistan; Nha Trang, Khánh Ḥa đón những khách du lịch Nga đầu tiên quay trở lại...
Tại thị trường nội địa, 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch vừa qua không chứng kiến sự bùng nổ du lịch ở các điểm đến lớn như Đà Lạt, Sapa, Quảng Ninh... song, tại một số điểm du lịch ở Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM, Phan Thiết vẫn đón nhiều du khách, chủ yếu đến từ TP.HCM.
Dự báo 2022: Biến chủng omicron đe dọa hàng không, du lịch - ảnh 3
Du lịch Việt Nam có thể phải mất thêm năm 2022 để phục hồi thể trạng sau cơn bạo bệnh
MẠNH CƯỜNG
Dù khẳng định thị trường nội địa sẽ là "phao cứu sinh" của ngành du lịch trong 2022 nhưng PGS-TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch dự báo trong năm tới, ngành du lịch chỉ có thể phục hồi 10 - 20%, tập trung vào thị trường nội địa và thị trường khách gần.
Nguyên nhân theo ông, bên cạnh quyết tâm của ngành du lịch, cơ hội phục hồi dựa vào khả năng thực hiện 3 điều kiện mang tính khách quan: Sự hỗ trợ của Chính phủ; Khả năng “phủ” vắc xin trên phạm vi toàn cầu hoặc ít nhất là ở những thị trường du lịch trọng điểm mà Việt Nam thiết lập “bong bóng” du lịch; Tâm lư của khách khi đi du lịch, đặc biệt là khách quốc tế khi lựa chọn Việt Nam là điểm đến.
Trong khi đó, cho đến nay, ngành du lịch chưa có động thái nào rơ ràng trong việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá cơ cấu lại sản phẩm và dịch vụ du lịch phù hợp với sự thay đổi về “cầu” của thị trường.
Đồng thời, thách thức rất quan trọng là thiếu hụt đội ngũ lao động nhưng cũng chưa có phương hướng giải quyết. Một số lượng lớn lực lượng lao động, đặc biệt đội ngũ lao động có tŕnh độ, kỹ năng đă bị suy giảm nhiều về số lượng và chất lượng sau thời gian 2 năm phải “giăn” việc, thậm chí là mất việc làm.
Như vậy, yếu tố đầu tiên là sự quyết tâm "tự chữa lành vết thương" của toàn ngành - mà trọng tâm là cơ cấu lại sản phẩm và dịch vụ du lịch; phục hồi lại đội ngũ lao động có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển ngành trong bối cảnh mới - đă không đạt được.
Thứ hai, cho đến nay chưa có chính sách rơ ràng, mang tính đặc thù được áp dụng đối với ngành du lịch với tư cách là ngành kinh tế mũi nhọn để hỗ trợ có hiệu quả trong việc phục hồi thị trường.
Nhiều kiến nghị của các doanh nghiệp trong việc “nâng cấp” các chính sách vốn ít hiệu quả như chính sách visa, hỗ trợ đầu tư hạ tầng trong các khu du lịch quốc gia, chính sách phát triển các sản phẩm du lịch thông minh, “xanh”… phù hợp với xu hướng mới c̣n chưa thực sự được quan tâm, xem xét ban hành trong thực tế.
Thứ ba, khả năng phủ vắc xin toàn cầu là rất khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh có sự biến đổi phức tạp của biến chủng virus và có sự chênh lệnh rất lớn về giàu nghèo giữa các quốc gia. Trong đó, có những quốc gia có độ phủ vắc xin tốt như Trung Quốc - thị trường lớn nhất của Việt Nam - lại theo đuổi chính sách “Không Covid-19”. Điều này có thể sẽ “chặn” ḍng khách đến Việt Nam và chúng ta cần thời gian để điều chỉnh thị trường.
Thứ tư, diễn biến phức tạp của dịch bệnh bên cạnh những biến chủng mới của virus đă làm cho kết quả pḥng chống của Việt Nam không được như mong muốn, ảnh hưởng đến h́nh ảnh “Điểm đến an toàn” và tâm lư của khách du lịch, thậm chí là khách du lịch nội địa. Tâm lư này sẽ chỉ được cải thiện theo chiều hướng tốt nếu như Việt Nam lấy lại được kết quả pḥng chống Covid-19 như thời gian trước đó.
"Tất cả những thực tế trên minh chứng cho cơ hội cho du lịch Việt Nam trong năm 2022 là không lớn. Trong năm 2022, chúng ta mới có khả năng khống chế đại dịch, cần thêm độ lùi để bắt đầu nhu cầu du lịch trở lại. Sớm nhất phải tới cuối năm 2022, du lịch Việt Nam mới có thể quay lại ổn định hơn" - vị này dự báo.