Việt Nam lần này cùng với một số nước ASEAN được mời họp về Biển Đông. Những lo ngại rồi cũng tới, các nước cần liên kết để Biển Đông được giữ ǵn. Hăy cùng xem tin mới nhất liên quan tới Biển Đông.
Ảnh tư liệu do Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia (BAKAMLA) chụp ngày 15/09/2020 cho thấy tầu Hải cảnh Trung Quốc hoạt động ở biển Bắc Natuna của Indonesia. © AP - Indonesian Maritime Security Agency
Trọng Thành
Lănh đạo Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia mời 5 đồng nhiệm ASEAN tham gia một cuộc họp vào tháng 2/2022, để thảo luận về những thách thức về an ninh tại Biển Đông. Theo giới quan sát, các yêu sách chủ quyền gia tăng của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia buộc quốc gia Đông Nam Á này t́m kiếm các hợp tác từ phía các láng giềng ven Biển Đông, cũng đang gặp các thách thức tương tự từ Trung Quốc.
Trang mạng Ấn Độ Bharat Express News hôm nay, 29/12/2021, dẫn thông tin từ báo Jakarta Post, theo đó phó đô đốc Aan Kurnia, đứng đầu Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia (gọi tắt là Bakamla), cho biết đă gửi lời mời đến các đồng nhiệm Brunei, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam tham dự một cuộc họp với mục tiêu chính là « đưa ra một cách tiếp cận phối hợp » về các vấn đề ở Biển Đông và « cách ứng phó trên thực địa khi chúng ta phải đối mặt với cùng ‘‘xáo trộn’’ ».
Đề xuất của lănh đạo Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia được nhiều chuyên gia và quan chức cấp cao của các quốc gia ven Biển Đông hưởng ứng. Theo ông Thomas Daniel, nhà nghiên cứu tại Viện Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Malaysia (ISIS), đề nghị nói trên của Jakarta là « táo bạo và rất đáng quan tâm ». Ông Satya Pramata, một quan chức cao cấp trong chính phủ Indonesia, một cựu thuyền trưởng trong lực lượng tuần duyên, cho biết một cuộc họp như vậy sẽ là « cơ hội tuyệt vời để Cảnh sát biển ASEAN và lực lượng thực thi pháp luật hàng hải trao đổi và hợp tác ».
Người đứng đầu Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh chính là thách thức buộc Jakarta t́m kiếm hợp tác chặt chẽ với các láng giềng ven Biển Đông. Trong một bài viết trên trang mạng Nhật Bản The Diplomat hôm nay, 29/12, nhà báo Sebastian Strangio, chuyên theo dơi về các vấn đề Đông Nam Á, nhận định : Lời kêu gọi đoàn kết nói trên của Indonesia có thể là tín hiệu cho thấy Jakarta « công nhận rơ ràng mức độ nghiêm trọng của thách thức mà Trung Quốc đặt ra trong vùng đặc quyền kinh tế của đất nước, mà quốc gia này không có khả năng xử lư một ḿnh. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy các nhà hoạch định chính sách Indonesia - hoặc ít nhất là những người nắm rơ nhất với t́nh h́nh thực tế ở khu vực Natuna - đang thức tỉnh trước thái độ phủ nhận (mối đe dọa Trung Quốc) suốt thập kỷ qua ».
Nhật báo Indonesia Jakarta Post dẫn lời chuyên gia Thomas Daniel, Viện Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Malaysia (ISIS), nhấn mạnh đến việc toàn bộ 10 thành viên khối ASEAN khó t́m được đồng thuận trong vấn đề Biển Đông, và « Trung Quốc đă khai thác thành công nguyên tắc đồng thuận của ASEAN để gia tăng tác động đến lập trường chung của ASEAN về Biển Đông, cũng như trong việc thương thuyết về Bộ Quy tắc Ứng Xử ở Biển Đông - COC ». Theo chuyên gia Viện Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Malaysia, « đă đến lúc các nước ASEAN liên quan trực tiếp nhất nên chủ động và không nên để phụ thuộc quá nhiều vào phần c̣n lại của ASEAN ».
An ninh biển : Việt Nam và Indonesia tăng cường hợp tác
Quan hệ về an ninh biển giữa Indonesia và Việt Nam vừa có bước tiến bộ đáng kể. Hôm qua, 28/12, Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Indonesia đă kư kết Bản ghi nhớ về hợp tác an ninh, an toàn hàng hải giữa hai lực lượng. Hội nghị diễn ra dưới h́nh thức trực tuyến. Theo Thông tấn xă Việt Nam, văn bản kư kết nói trên « đánh dấu chính thức sự khởi đầu của mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và toàn diện giữa hai cơ quan kể từ Ư định thư về tăng cường hợp tác giữa hai bên kư kết ngày 23/8/2017 ».
Theo Jakarta Post, các tranh chấp trên biển từng là tác nhân cản trở quan hệ song phương giữa Việt Nam và Indonesia trong nhiều thập kỷ, đặc biệt về vấn đề đánh bắt hải sản bất hợp pháp. Trong năm 2019, Indonesia đă bắt giữ và phá hủy 38 tàu của Việt Nam đánh bắt trái phép. Giới quan sát cũng ghi nhận t́nh trạng tương tự giữa Việt Nam và Philippines, cũng như giữa Indonesia và Malaysia.