Lươn thủy tinh c̣n được ví như "vàng trắng" v́ mức giá trên trời của nó tăng theo cấp số nhân trong chuỗi cung ứng trước khi đến tay khách hàng.
Theo AFP, nguồn cung lươn bị thu hẹp và các biện pháp như hạn ngạch được áp dụng nhằm ngăn chặn việc đánh bắt quá mức đă thúc đẩy thị trường chợ đen trị giá hàng tỷ USD về mặt hàng này - vốn được một nhà bảo tồn lên án là "tội ác lớn nhất hành tinh đối với động vật hoang dă".
Dưới đây là một số sự kiện và số liệu về hoạt động buôn bán trái phép trên toàn cầu đối với loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này:
3,3 tỷ USD
Đây là giá trị ước tính hàng năm của hoạt động buôn lậu lươn con, hay c̣n được gọi là lươn thủy tinh từ châu Âu sang châu Á.
Chúng ta vẫn c̣n nhiều điều chưa biết về cách loài động vật này sinh sản, nhưng có một thực tế rằng chúng không thể sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. Điều này đă khiến việc đánh bắt và nuôi con non của chúng trở thành cách tốt nhất để có sẵn nguồn cung cho người tiêu dùng có nhu cầu.
Khi nguồn cung giống lươn Nhật Bản, vốn được t́m thấy ở khắp Đông Á, sụt giảm, các trang trại trong khu vực đă buộc phải nhập khẩu lươn thủy tinh của châu Âu và châu Mỹ, sau đó nuôi chúng đến độ trưởng thành để bán ra tiêu thụ.
T́nh trạng khan hiếm mặt hàng được yêu thích ở khắp các quốc gia châu Á này đă khiến giá cả tăng vọt.
Lươn thủy tinh
2010
Năm 2010 là thời điểm Liên minh châu Âu (EU) ban bố lệnh cấm xuất khẩu lươn thủy tinh ra ngoài biên giới của khối này.
Trước đó, năm 2007, EU đă đưa giống lươn châu Âu vào phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài nguy cấp (CITES).
Được biết, lươn châu Âu nằm trong danh sách các loài sinh vật cực kỳ nguy cấp của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, trong khi giống lươn Nhật Bản và Mỹ chỉ xếp sau chúng một hạng.
23%
Tổ chức Nhóm lươn bền vững (SEG) ước tính mỗi năm có 23% lượng lươn thủy tinh trôi dạt vào bờ biển châu Âu bị buôn lậu sang châu Á, và chủ yếu là Trung Quốc.
Các nhà khoa học ước tính có khoản 440 tấn lươn châu Âu trôi dạt vào bờ biển của lục địa này mỗi năm; trong đó, theo Europol, có đến 100 tấn đă được xuất khẩu trái phép sang châu Á vào năm 2018.
Chủ tịch SEG Andrew Kerr lên án đây là vụ phạm tội lớn nhất hành tinh đối với động vật hoang dă.
100 lần
Lươn thủy tinh c̣n được ví như "vàng trắng" v́ mức giá trên trời của nó tăng theo cấp số nhân trong chuỗi cung ứng trước khi đến tay khách hàng.
Theo ông Kerr, tại châu Âu, ngư dân có thể bán với giá 0,1 Euro (gần 3.000 VNĐ) cho một con lươn thủy tinh, nhưng đến khi lô hàng cập bến Hồng Kông (Trung Quốc), nó có thể được bán với giá gấp 10 lần.
Và sau khi được "chăm bẵm" 1 năm, th́ giá trị của nó tiếp tục tăng lên gấp 10 lần - tức 10 Euro/con.
Ông Kerr nói: "Vậy là chỉ trong ṿng 1 năm, giá bán [lươn thủy tinh] tăng gấp 100 lần. Đó là lư do việc buôn lậu mặt hàng này hấp dẫn đến vậy. Lợi nhuận thu được c̣n khủng hơn cả buôn ma túy hay súng đạn".
99%
Con số này có nghĩa là gần như toàn bộ số lươn được tiêu thụ ở Nhật Bản hiện nay đến từ các trang trại nuôi trồng thủy sản. Chỉ có một phần rất nhỏ được đánh bắt ngoài tự nhiên.
108
Là số nghi phạm buôn lậu lươn bị cảnh sát bắt tại 19 quốc gia EU trong mùa đánh bắt năm 2019-2020. Cùng với đó, giới chức đă tịch thu gần 2 tấn lươn thủy tinh với giá trị lên đến 6,2 triệu Euro trong mùa đánh bắt này.
COVID-19
Đại dịch bùng phát khiến việc di chuyển bằng đường hàng không quốc tế bị gián đoạn, cùng với đó là một phương thức chính để buôn lậu lươn cũng bị ảnh hưởng.
Trước đại dịch, những tay buôn lậu - hay c̣n được gọi là "con la" - thường giấu lươn trong hành lư khi đi máy bay.
Các nhà bảo tồn cho biết lươn thủy tinh bị nhồi trong những túi nước bơm oxy để di chuyển từ châu Âu đến Trung Quốc.
Trong bối cảnh đại dịch và đường bay hạn chế, những tay buôn lậu đang t́m các phương án thay thế như vận chuyển bằng đường hàng hóa, Europol cho biết.
VietBF @ Sưu tầm