Thấy mắt càng ngày càng mờ, người phụ nữ đi khám mới biết nguyên nhân từ 1 thói quen khi ăn lẩu nhiều người cũng mắc. Đây là trường hợp mắc bệnh của một "tín đồ" mê lẩu ở Trung Quốc đã khiến mọi người phải tá hỏa vì không ngờ như vậy cũng có thể gây bệnh nghiêm trọng.
Mới đây, truyền thông Trung Quốc đưa tin về một ca bệnh về mắt khiến nhiều người tá hỏa vì cảm thấy quá quen thuộc mà rất ít người từng biết đến hay đề phòng.
Vào tháng 9 năm nay, một người phụ nữ họ Hạng, 58 tuổi ở tỉnh Hàng Châu bỗng cảm thấy mắt trái mình bị mờ đi trông thấy. Vì tưởng là bệnh viễn thị tuổi già nên bà đã đến cửa hàng mắt kính mua kính mới. Nhưng càng ngày, bà càng cảm thấy mắt càng mờ, lúc nào cũng nhìn thấy có vật ảo giác lơ lửng.
Sau khi đến một phòng khám nhãn khoa, bà bị chẩn đoán mình đã bị viêm màng bồ đào - một bệnh lý ở mắt do viêm nhiễm, chấn thương, bệnh tự miễn. Căn bệnh này có thể dẫn đến mù lòa nếu trở nặng và không được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bà Hạng rất hoang mang và lo lắng vì không hiểu bệnh bắt nguồn từ đâu khi lâu nay không bị thương, mắc bệnh liên quan hay tiếp xúc với chất gì khác lạ.
Người phụ nữ trung niên phải đối mặt nguy cơ bị mù và vẫn đang được điều trị
Mãi đến khi được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân số 1 Hàng Châu, các bác sĩ tại đây mới phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh. Thị lực bệnh nhân giảm đột ngột là do nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii. Loại ký sinh trùng này thường ký sinh ở các động vật nuôi như trâu bò, cừu và lợn.
Sau khi hỏi ra mới biết, bà Hạng là một "tín đồ" của món lẩu, mỗi tuần đều đi ăn 1 đến 2 lần. Sở thích của bà là ăn thịt tái vì thấy như vậy mới mềm và tươi. Chính vì thói quen chỉ nhúng thịt ăn lẩu rất nhanh, để thịt còn tái thường xuyên mà bà đã bị nhiễm trùng và chịu hậu quả khôn lường.
Rất nhiều người thích nhúng lẩu kiểu thịt tái (Ảnh minh họa)
Qua trường hợp này, các bác sĩ nhắc nhở tất cả mọi người cách ăn lẩu an toàn nhất là nấu chín các nguyên liệu chứ không nên thả thức ăn vào nồi nước dùng đang sôi rồi gắp ra ngay để ăn tái. Việc rửa sạch và nhúng qua nước nóng không thể tiêu diệt hết được những loài ký sinh trùng bám trên thực phẩm, đặc biệt là thịt. Không chỉ có thể gây ra hậu quả như trường hợp kể trên mà thói quen này cũng làm hại đường tiêu hóa con người. Nhiệt độ nấu thịt phải đạt từ 66 độ C trở lên. Ngoài ra còn có một biện pháp đơn giản để ngăn ngừa sự lây truyền bệnh toxoplasmosis qua thịt là bảo quản thịt trong tủ đông lạnh trước (với nhiệt độ dưới âm 12 độ C) trước khi tiêu thụ.
VietBF@ sưu tập