Lươn là thực phẩm không chỉ ngon, bổ dưỡng mà còn chữa được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên người ăn cần ghi nhớ những lưu ý này kẻo ngộ độc lúc nào không hay.
Lươn có giá trị dinh dưỡng cao
Lươn có thành phần dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt lươn có chứa 12,7g chất đạm và 25,6g chất béo. Trong đó, cholesterol là 0,05g và năng lượng chiếm 285 calo. Ngoài ra, thịt lươn còn có các vitamin như: vitamin A, vitamin B1, niacin, riboflavin, biotin, vitamin B6, và các loại khoáng chất như: sắt, natri, kali, calci, magie, photpho.
Ở Việt Nam, lươn được ví như một loại “đặc sản”, có thể dùng để chế biến thành rất nhiều món ăn thơm ngon. Theo đông y, thịt lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, trừ phong thấp, chữa suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp… nếu ăn đúng cách.Tuy nhiên, cũng như các thực phẩm khác, nếu không biết cách khi ăn lươn, bạn có thể sẽ bị nhiễm bệnh. Do đó, nên để ý một vài lưu ý sau khi chế biến cũng như khi ăn chúng.
Người bệnh gút không nên ăn lươn
Bệnh gút là một bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu. Lươn là thực phẩm giàu chất đạm vì thế những người bị bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng nặng.
Người đang dùng hà thủ ô đỏ không nên ăn lươn
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, bệnh gút là bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến việc tăng acid uric trong máu. Lươn là thực phẩm giàu chất đạm vì thế những người bị bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng cao.
Chế biến cẩn thận kẻo nhiễm ký sinh trùng
Lươn sống trong môi trường sình lầy, hay chui rúc dưới ao bùn, nước đục… Chưa kể lươn còn có thói ăn tạp nên hệ tiêu hóa và chính cả thịt của lươn có thể nhiễm vi trùng và ký sinh trùng. Ngoài ra, trong thịt lươn còn có một loại ấu trùng ký sinh rất dai và chịu được nhiệt độ cao, vì vậy nếu công đoạn làm sạch và chế biến lươn không đảm bảo rất dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, thậm chí tạo điều kiện cho ký sinh trùng làm tổ trong cơ thể chúng ta.
Để diệt bỏ hết những ký sinh trùng này, vị lương y cho rằng chúng ta nên vệ sinh cẩn thận, chế biến bằng cách ninh nhừ, hấp thủy, không nên ăn lươn khi chưa chín kỹ.
Không ăn lươn chết hoặc ươn
Nhiều người cứ nghĩ, lươn chết hoặc đã ươn chỉ kém tươi ngon một chút so với lươn còn sống. Nhưng bạn không nên tiếc rẻ để ăn những con lươn đã chết hoặc ươn dù cho trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể.
Nguyên nhân vì trong khi lươn chết, hợp chất này có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine. Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.
Sau khi ăn lươn cần tránh thực phẩm tính hàn
Vị chuyên gia khuyến cáo mọi người cần tránh ăn thực phẩm tính hàn như tôm, cua biển, dưa hấu, chuối tiêu… ngay sau khi ăn lươn, chạch vì lươn tính cam ôn, ăn liền nhau có thể gây khó chịu, thậm chí ngộ độc.
Cách chọn lươn tươi ngon
Bạn hãy ưu tiên chọn những con lươn có độ lớn vừa phải và có hai phần màu rõ rệt, phần bụng màu vàng và phần lưng màu đen. Vì hầu như chúng đều được bắt lên từ kênh rạch, ao hồ nên thịt của chúng sẽ thơm và săn chắc hơn.
Trái lại, với những con quá nhỏ thì bạn sẽ ăn không ngon, hoặc những con quá lớn (có phần bụng màu đen) thì đa phần thuộc loại lươn nuôi, nên thịt của chúng dễ bị nhão và không thơm.
Cách 1: Bóp lươn với muối
Bạn có thể dùng túi nilong rồi cho lươn và muối hạt (có thể thay thế bằng muối ăn hằng ngày) vào rồi lắc mạnh, chà muối lên mình lươn khoảng 2 phút. Nếu không ngại tiếp xúc với nhớt, bạn có thể dùng tay và chà muối trực tiếp lên thân lươn với thời gian tương tự.
Sau đó, rửa lươn bằng nước cốt chanh, rồi lại rửa sạch với nước thường. Cuối cùng, dùng khăn sạch thấm khô lươn.
Cách 2: Tuốt lươn với nước cốt chanh hoặc nước vo gạo
Vắt nước cốt chanh, hoặc để lại nước sau khi vo gạo, bạn dùng 1 trong 2 loại nước đó dùng để tuốt lươn. Khi cảm nhận được độ nhớt của lươn giảm đi, bạn mới tiến hành mổ bụng, bỏ hết nội tạng và rửa lại sạch với nước muối.
Lưu ý: Không nên dùng giấm để loại bỏ nhớt của lươn, vì giấm sẽ làm cho lươn bị mất đi mùi vị đặc trưng. Bạn có thể dùng nồi có nắp, cho nước ấm và lươn vào khoảng 10 phút, lươn giãy dụa một hồi có thể sẽ giảm bớt độ nhớt.
Cách 3: Chà lươn với tro bếp
Bạn có thể dùng tro bếp chà xát lên thân lươn, rồi sau đó vuốt sạch nhớt vài lần cùng với tro. Cuối cùng rửa lại với nước sạch.
Cách 4: Cho lươn vào ngăn đá tủ lạnh
Bạn để lươn vào một túi sạch, rồi cho vào ngăn đá của tủ lạnh khoảng 2 tiếng. Sau khi lấy ra, ngâm chúng vào nước rồi dùng giẻ lưới vuốt nhẹ trên thân lươn vài lần để loại bỏ độ nhớt.
|
|