Ngoài việc giúp làm tăng thêm vị đậm đà cho món ăn, muối c̣n có vai tṛ rất quan trọng đối với sức khỏe và sự sống. Song, việc tiêu thụ quá mức loại gia vị này có thể gây ra nhiều tác hại.
Ăn mặn dễ khiến cơ thể tích nước và gây đầy hơi?
Hằng ngày, cơ thể chúng ta tiêu hao muối qua các hoạt động như bài tiết mồ hôi, đi tiểu, khóc… Mặc dù thành phần natri trong muối rất cần thiết cho nhiều quá tŕnh sinh học như kiểm soát các xung thần kinh và các cơn co thắt cơ, nhưng việc dung nạp dư natri có thể khiến cơ thể giữ nước và phù nề.
Trong một nghiên cứu đối chứng hồi năm 2019, các chuyên gia quan sát 2 nhóm người tham gia - gồm phân nửa theo đuổi chế độ ăn phương Tây ít chất xơ và phân nửa theo đuổi chế độ ăn DASH giàu chất xơ. Kết quả cho thấy việc tăng tiêu thụ natri đă dẫn đến cảm giác đầy hơi ở cả hai nhóm, nghĩa là chế độ ăn chứa hàm lượng cao natri có thể gây đầy hơi, bất kể một người đang theo đuổi chế độ ăn nào.
Tuy một số nghiên cứu đă chỉ ra mối liên hệ giữa dung nạp nhiều natri với việc tăng cân, nhưng điều đó không có nghĩa là natri gây tăng cân. Bởi tuy natri gây tích nước, nhưng số cân nặng do tích nước chỉ là tạm thời. Khi giảm ăn muối, cơ thể sẽ giảm được lượng chất lỏng dôi dư. Ngoài muối th́ các yếu tố khác - như dùng thuốc, chu kỳ kinh nguyệt - cũng có thể khiến cơ thể giữ nước.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim Mỹ, nên ăn ít hơn 2.300mg natri (khoảng 1 th́a cà phê muối)/ngày và giới hạn lư tưởng cho đa số người trưởng thành là 1.500 mg natri/ngày. Tuy vậy, khoảng 70% lượng natri mà chúng ta dung nạp đến từ thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn hoặc thức ăn mua bên ngoài. Đây là lư do nhiều người không nhận ra rằng họ đang tiêu thụ natri nhiều ra sao.
Tác hại của việc ăn quá mặn
Ăn quá nhiều muối có thể gây hại cho sức khỏe theo nhiều cách. Bởi việc tiêu thụ quá nhiều natri từ muối dễ dẫn đến hàm lượng natri trong máu tăng cao. Điều này thu hút nhiều nước hơn vào các mạch máu, làm tăng huyết áp. Nếu kéo dài, t́nh trạng này sẽ làm căng các thành mạch máu, gây tích tụ các mảng bám và có thể làm tắc nghẽn ḍng máu. Huyết áp cao c̣n là yếu tố nguy cơ đáng kể của các biến cố tim mạch như đau tim và đột quỵ. Người ăn mặn hơn c̣n có thể bị ph́ đại tâm thất trái (bệnh tim to) và suy tim.
Không chỉ tổn hại sức khỏe tim mạch, ăn quá nhiều muối c̣n làm suy giảm chức năng thận, dẫn đến bệnh sỏi thận và thận nhiễm mỡ. Ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận, buộc thận phải làm việc cật lực hơn và dẫn đến suy thận.
So với người ăn khẩu vị b́nh thường, người ăn nhiều muối có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn. Dùng thừa muối c̣n ngăn cản sự hấp thu canxi trong cơ thể, từ đó dẫn đến loăng xương. Ăn mặn cũng có thể làm tăng mức độ tiết mật và dẫn đến các vấn đề về da như khô da mặt và môi, bạc và rụng tóc. Đáng chú ư, người ăn mặn có tuổi thọ thấp hơn người ăn nhạt.
Cách đơn giản giúp giảm tiêu thụ muối
Đầu tiên, cần chú ư đến hàm lượng muối có trong thực phẩm mà bạn sắp mua. Hăy chọn những thực phẩm có ghi “không chứa muối” hoặc “chứa ít muối” trên bao b́. So sánh 2 sản phẩm đóng hộp để chọn loại chứa ít muối hơn.
Khi nấu ăn tại nhà, cần giảm nêm muối, thay vào đó hăy dùng các thành phần lành mạnh khác như trái cây và rau củ để tăng vị đậm đà cho món ăn, hoặc dùng nước sốt không chứa muối, tránh trữ các món mặn như khô, mắm ở nhà. Khi ăn ở ngoài, nên yêu cầu người chế biến nêm nhạt hơn và tránh dùng quá nhiều nước chấm.
Trung Quốc là quốc gia dùng nhiều muối nhất trong sản phẩm thịt và cá
Đây là phát hiện vừa được công bố trên Tạp chí BMJ Open, sau khi các nhà nghiên cứu phân tích khoảng 26.500 sản phẩm thực phẩm hằng ngày tại 5 nước gồm Trung Quốc, Mỹ, Nam Phi, Úc và Anh.
Cụ thể, Trung Quốc nh́n chung có nồng độ muối cao nhất trong tất cả sản phẩm (1.050mg/100g), tiếp theo là Mỹ, Nam Phi, Úc và Anh (432mg/100g).
Được biết, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chỉ dung nạp tối đa 2.000mg muối/ngày, nhưng mức dung nạp tiêu thụ muối trung b́nh trên toàn cầu vào năm 2010 đă gấp đôi con số này.