Ca sĩ Phi Nhung qua đời khiến bao người nuối tiếc. Một ca sĩ đông con nhất của nước Việt. Một tấm lòng thiện nguyện biết bao người ngưỡng mộ...
Trước khi qua đời, ca sĩ Phi Nhung được chẩn đoán đông đặc phổi và hoại tử một phần phổi, bị 'cơn bão Cytokine' tấn công khiến suy đa cơ quan.
Thông tin test nhanh Covid-19 mua tại nước ngoài giá chỉ 35.000 đồng: Bộ Y tế nói gì?
5 sai lầm khi vừa ngủ dậy khiến bạn tăng cân
Người dân hốt hoảng vì kháng thể bằng 0 sau tiêm vaccine Pfizer 6 tháng, chuyên gia: "Không có gì phải hoảng loạn!"
Trưa 28/9, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết sau hơn 1 tháng chống chọi với COVID-19, dù được các y bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng ca sĩ Phi Nhung đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12h15 phút cùng ngày.
Theo đó, trước khi mất, ca sĩ Phi Nhung được chuyển qua Chợ Rẫy trong tình trạng biến chứng nặng, đông đặc phổi và hoại tử một phần phổi, đặc biệt kèm cơn bão Cytokine khiến suy đa cơ quan. Ca sĩ Phi Nhung cũng được chạy ECMO và lọc máu liên tục.
"Tất cả các loại thuốc cao cấp nhất đã được bệnh viện sử dụng để điều trị cho ca sĩ Phi Nhung. Tất cả y bác sĩ đã nỗ lực hết mình nhưng đã không thể cứu sống được ca sĩ và rất đáng tiếc trước sự ra đi này", nguồn tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ.
Ca sĩ Phi Nhung là một trong số nhiều bệnh nhân mắc hội chứng Cytokine.
Cơn bão Cytokine là gì?
Vậy cơn bão Cytokine nguy hiểm như thế nào đối với người nhiễm COVID-19? Theo TS. BS Quan Thế Dân, hiện đang tham gia chống dịch tại Bệnh viện dã chiến hồi sức cấp cứu Becamex Bình Dương, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng và tử vong nhanh chóng ở bệnh nhân COVID-19 là do hiện tượng cơn bão Cytokine, xảy ra do cơ thể phản ứng quá mức với virus.
Theo BS Dân, Cytokine là loại chất tiết của các tế bào bạch cầu và nội mô trong quá trình viêm, là một phần của đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cytokine không phải là kháng thể, cũng không phải là hormone, nhưng là các chất có hoạt tính sinh học rất mạnh, có tác dụng tại chỗ nên còn gọi một cách không chính thức là các "hormone tế bào".
Khi virus xâm nhập cơ thể, tế bào lympho T nhận diện virus, tiết ra các Cytokine để kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động, lympho B sản xuất ra kháng thể, lympho T khác thì tăng sinh để trực tiếp bắt giữ virus, các bạch cầu được hấp dẫn về ổ viêm, các mạch máu được mở rộng để chuyên chở vật chất kháng virus đến… Tất cả các hoạt động này có được là do vai trò của các Cytokine.
Sự đề kháng của cơ thể lớn dần và virus bị ức chế dần, sau 7 - 10 ngày bệnh nhân loại bỏ được hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể và khỏi bệnh. 80% bệnh nhân khỏi bệnh một cách êm ả như vậy, sau vài ngày nóng sốt đau họng.
Tuy nhiên, 20% người bệnh còn lại không được may mắn như thế. Nhiều người trong số đó trở nặng, xảy ra cơn bão Cytokine.
Theo một cách chưa rõ ràng, hệ miễn dịch bị kích thích quá mức, các Cytokine tràn ngập trong máu, như một cơn bão, gây nên các các phản ứng viêm, đông máu, giảm bạch cầu lympho, thâm nhiễm tế bào đơn nhân các cơ quan.
Phản ứng viêm quá mức xảy ra, đặc biệt tại phổi. Các phế nang xung huyết, tràn ngập dịch viêm, thành phế nang dày lên, giảm sức căng bề mặt, các mao mạch xung huyết. Tất cả cản trở hấp thụ oxy khiến oxy trong máu giảm thấp. Tuy nhiên có điều kỳ lạ là mặc dù oxy máu giảm thấp nhưng người bệnh không nhận thức được tình trạng này.
Tiếp theo, cơn bão Cytokine kích hoạt tình trạng tăng đông máu, làm đông máu xuất hiện rải rác khắp các mao mạch phổi, tắc nghẽn lượng máu đến các phế nang, dẫn đến trao đổi oxy càng tồi tệ thêm. Hậu quả là hai lá phổi sũng nước, đông đặc lại. Người ta dùng thuật ngữ phổi bị gan hóa. Tức là lá phổi khỏe mạnh có màu trắng hồng, xốp, chứa đầy hơi, khi thả xuống nước thì nổi. Còn lá phổi viêm đông đặc xung huyết thì màu tía, chắc nặng như lá gan, thả xuống nước là chìm.
Lúc này người bệnh khó thở rất nặng, môi và đầu ngón chân ngón tay tím tái, người bệnh rất mệt, há mồm ra thở, nhịp thở trên 30 lần/phút, nặng nữa thì lú lẫn hôn mê. Đo bão hòa oxy máu thấy xuống thấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong. Xét nghiệm có tăng Cytokine và D-dimer. Tuy nhiên rất ít bệnh viện làm được xét nghiệm các Cytokine, hầu như chỉ làm được D -dimer, phản ánh tình trạng tắc mạch phổi. Dễ thực hiện nhất và cũng rất có giá trị là chụp X-quang phổi. Trên phim X-quang người ta thấy hình ảnh hai lá phổi trắng xóa.
Với lá phổi bị cơn bão Cytokine tàn phá như vậy thì thở oxy, kể cả thở oxy dòng cao hay thở máy cũng không hấp thu oxy được. Người bệnh sẽ tử vong nhanh chóng. Vì vậy chúng ta mới thấy nhiều người mặc dù được thở oxy dòng cao đến 60 lít/phút hoặc thở máy vẫn không qua khỏi.
Đối tượng dễ bị cơn bão Cytokine
BS Dân lưu ý, những người béo phì nhiễm COVID-19 là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và dễ xảy ra tình trạng cơn bão Cytokine. "Xét nghiệm thường cho thấy phản ứng của cơn bão Cytokine trong cơ thể rất mạnh, tàn phá lá phổi, tàn phá đa cơ quan", BS Dân nói.
Cũng theo Tổng thư ký Tổ chức Y tế Thế giới, ông Tedros Ghebreyesus, "mối tương quan giữa béo phì và tỷ lệ tử vong do Covid-19 là rõ ràng và thuyết phục".
Các thống kê cho thấy trong số 2,5 triệu người tử vong do Covid-19 thì có 2,2 triệu người là ở những nước có tỷ lệ người béo phì cao. Cụ thể hơn nữa, theo The Guardian, ở Anh, 80% bệnh nhân COVID-19 nằm trong phòng chăm sóc tích cực là thừa cân và béo phì. Ở Mỹ con số này thậm chí là 88%.
Cơn bão Cytokine rất nguy hiểm đối với người nhiễm COVID-19.
Người trẻ và người không có bệnh nền cũng có nguy cơ mắc
TS Đỗ Ngọc Sơn, Phụ trách Trung tâm ICU người bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Dã chiến số 16, cho biết 70% bệnh nhân COVID-19 điều trị tại đây mắc hội chứng Cytokine.
Còn tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi, có giai đoạn cao điểm cuối tháng 7, đầu tháng 8, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân gặp cơn bão Cytokine, có thời điểm lên đến gần 30 ca. Trung bình khi bệnh nhân rơi vào cơn bão, chỉ cần khoảng 1 ngày là sẽ diễn tiến đến nguy kịch, có nguy cơ tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
Với cơ chế bệnh sinh phức tạp, hiện nay, y học vẫn chưa thể lý giải được vì sao cơn bão Cytokine lại xuất hiện ở tất cả các độ tuổi, nhưng điều đáng nói là nó nhanh chóng làm tổn thương các trường hợp trẻ tuổi.
"Bệnh nhân trẻ gặp bão Cytokine phản ứng sẽ mạnh và dữ dội hơn nhiều so với người lớn tuổi. Những bệnh nhân 17 tuổi hay 22 tuổi gặp bão Cytokine, khiến cơ thể suy sụp nhanh, nhiều trường hợp không qua khỏi", BS Sơn nói.
Theo TS Dân, cách duy nhất có thể cứu được bệnh nhân lúc này là chạy tim phổi nhân tạo ECMO và lọc hấp thụ Cytokine, đợi cho cơn bão Cytokine qua đi và phổi bệnh nhân dần hồi phục.
Ngoài ra, TS Dân khuyến cáo việc giảm cân hoàn toàn cần thiết vì nếu có nhiễm COVID-19 thì cũng bị nhẹ hơn. Và tiến sĩ cũng gợi ý nên ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho tất cả những người thừa cân béo phì.
VietBF@ sưu tập