Nuôi dưỡng một đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, thông minh là mong ước của bất cứ người làm cha mẹ nào. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu sau, cha mẹ có thể mừng thầm nhé!
cho rằng, trẻ có IQ cao hầu hết đều sở hữu những đặc điếm sau:
1. Tai to
Giáo sư Đại học bang Musitafen Kazan chỉ ra rằng: Sự sáng tạo và trí thông minh của trẻ có liên quan đến kích thước của tai.
Ông cho biết: ''Nếu chúng ta cẩn thận so sánh kích thước của đôi tai và liên kết với những cuộc sống của con người khi lớn, chúng ta sẽ nhận ra rằng người có tai phải to thường hay đạt được những thành tựu về toán học, vật lý và khoa học phức tạp. Trong khi người có tai trái lớn rất dễ dàng thành công trong các lĩnh vực khoa học nhân văn”.
2. Mắt linh hoạt
Những chuyển động thị giác có thể phản ánh mức độ thông minh của con người. Theo đó, những người IQ cao sẽ có tốc độ xử lý hình ảnh, chất lượng cao, IQ thấp thị giác kém nhạy bén.
Vì thế, cha mẹ hãy để ý xem bé phản xạ có nhanh không. Nên cho bé xem thật nhiều tranh đen trắng, các đồ vật, khung cảnh mới lạ khác nhau khi còn sơ sinh.
3. Trẻ có cân nặng vừa phải
Các chuyên gia so sánh trẻ béo phì và trẻ bình thường cùng tuổi thì tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa trí thông minh của 2 đối tượng này, đặc biệt và về cảm giác nghe nhìn, khả năng tiếp thu kiến thức. Thường trẻ béo phì luôn kém hơn trẻ bình thường 20%.
4. Cha mẹ càng yêu xa, con càng thông minh
Nghe có vẻ vô lý, nhưng kết luận này dựa trên thống kê: Nếu cả hai cha mẹ là người cùng thành phố chỉ số IQ trung bình của trẻ là 102,45; cha mẹ là người nội thành và ngoại thành, chỉ số IQ trung bình của trẻ là 106,17. Hôn nhân giữa các tỉnh khác nhau, chỉ số IQ trung bình của trẻ là 109,35.
5. Trẻ vui vẻ, hay cười
Một nghiên cứu của đại học Y Washington đã chỉ ra, hầu hết trẻ em thích cười thông minh hơn. Họ quan sát thấy rằng trẻ em thông minh hay cười và biết cười sớm hơn so với các trẻ bình thường.
6. Người mẹ sinh con có tuổi từ 24-28
Kết quả điều tra cho thấy mẫu bà mẹ có con sinh ra trước 23 tuổi, chỉ số IQ trung bình của trẻ là 103, trong khi giai đoạn tốt nhất của người mẹ từ 24-28 tuổi, chỉ số IQ trung bình của trẻ có thể đạt 109,29. Nếu mẹ ngoài 29 tuổi chỉ số IQ của con sinh ra ít hơn 105.
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, khoảng thời gian người phụ nữ 24-28 tuổi trong độ tuổi sinh đẻ là giai đoạn thai nhi tăng trưởng tốt nhất. Đối với người cha, 30 tuổi là thời điểm lý tưởng.
7. Trẻ ăn sáng đầy đủ
Sau một đêm nhịn ăn, cơ thể cần có được bữa ăn đầu tiên trong ngày bổ dưỡng, đầy đủ các chất dinh dưỡng, protein, vitamin, nguyên tố vi lượng…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em không ăn sáng dễ bị tổn thương não cao hơn trẻ được ăn sáng đầy đủ từ 10% -15%.
8. Trẻ thích lý sự
Cha mẹ thường không thích con mình hay cãi, tuy nhiên, một số cuộc tranh cãi sẽ làm trẻ em học thêm được nhiều thứ, đặc biệt là ngôn ngữ và từ vựng.
Đây là cơ hội phát triển các bộ phận cấu âm, tích lũy các yếu tố ngôn ngữ phong phú, hình thức ngôn ngữ được cải thiện, nâng cao kỹ năng, trẻ thích “lý sự”, thường IQ cao hơn những đứa trẻ không bao giờ cãi cha mẹ.
9. Trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn
Nhà nghiên cứu người Mỹ Niusuo La Bellucci thấy rằng những sinh viên có thói quen 20 phút chạy bộ, thể dục nhịp điệu mỗi ngày có thành tích học tập tốt hơn đáng kể so với những sinh viên lười vận động.
Ông tin rằng tập thể dục có thể giúp não bộ đạt được sự khởi động ban đầu hoặc trạng thái thoải mái, giải thoát não khỏi xiềng xích của một loạt các suy nghĩ tưởng tượng ra và trở nên sáng tạo hơn.
10. Trẻ tinh nghịch
Tiến sĩ tâm lý học Thomas Carl cho biết, một đứa trẻ nghịch ngợm, chắc chắn bộ não sẽ vận động rất nhiều, có thể vận động nhiều hơn so với sức mạnh của bộ não khi ngồi làm bài tập về nhà. Những đứa trẻ tinh nghịch, hay vận động thường sẽ có IQ cao hơn những đứa trẻ chỉ thích ngồi ngoan 1 chỗ.
11. Trình độ học vấn của cha mẹ cao
Theo một dữ liệu của Anh cho biết: Cha mẹ tốt nghiệp tiểu học, chỉ số IQ trung bình của con là 98,3; trung học cơ sở là 103,3; tốt nghiệp trung học lên 108,1. Cha mẹ có trình độ đại học, IQ trung bình của con là 109,9.
12. Trẻ bú mẹ
Sữa mẹ rất tốt cho trí não của trẻ, đặc biệt là chất taurine. Nó không chỉ có thể tăng số lượng các tế bào não, thúc đẩy sự phân hóa tế bào thần kinh và sự trưởng thành mà còn góp phần vào việc hình thành mạng lưới thần kinh. So với sữa bò, hàm lượng taurine trong sữa mẹ cao hơn khoảng 10 lần.
13. Trẻ yêu âm nhạc
Âm nhạc kích thích não bộ phát triển, chính vì thế trẻ được nghe nhạc từ nhỏ và thích thú với việc nghe nhạc thường rất thông minh.
Các chuyên gia Mỹ đã công bố một số thông tin cho thấy, các học sinh thích âm nhạc thi tuyển sinh đại học điểm số ngôn ngữ và toán cao hơn so với các học sinh trung bình từ 20 đến 40 điểm.
Ở trường trung học những học sinh tham gia sinh hoạt văn nghệ trong trường có khả năng vào đại học cao hơn 50%. Điều này có thể là minh chứng cho việc âm nhạc có khả năng phát triển một tiềm năng não, điều chỉnh chức năng của não trái và não phải, có xu hướng để làm cho hai bán cầu não hoạt động cân bằng.
14. Trẻ em có môi trường sống tốt
Trẻ sống trong môi trường ồn ào, thiếu lành mạnh sẽ bắt chước cử chỉ của người lớn lớn, thể hiện sự hiểu biết thấp. Môi trường yên tĩnh thuận lợi cho sự phát triển não bộ hơn nhiều.
Một số học giả Nhật Bản sau 1 năm quan sát cũng kết luận rằng hương thơm có thể ảnh hưởng đến IQ của trẻ. Sống trong môi trường có mùi thơm, khả năng học tập tiếp thu của trẻ cũng có lợi thế nhất định.