Theo như BBC News mới đây đưa tin rằng, ngày càng có nhiều di dân đi thuyền vào Anh, gồm cả người Việt Nam, v́ vậy chính phủ nước này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng mới về người nhập cư trái phép bằng đường biển từ châu Âu.
Thuyền của đội cứu hộ RNLI đưa người nhập cư trái phép lên băi Dungeness, phía Nam đảo Anh
Số người cập bến vào Anh và thuyền hoặc phao thô sơ từ Pháp, Bỉ qua eo biển English Channel đang tăng lên.
Theo BBC News nội địa hôm 08/09/2021 th́ có ngày bờ biển Anh "nhập 740 người tới bằng thuyền nhỏ".
"Ḍng người sang Anh tăng đều ngay khi thời tiết ở eo biển tốt hơn."
"Hôm thứ Hai đầu tuần, có 785 người đến Anh trên 27 thuyền sau khi nhà chức trách Pháp đă ngăn 378 người ra đi bằng thuyền."
Phóng viên BBC Jon Donnison có mặt ở Dover, Kent chứng kiến chừng 30-40 người đáp xuống đây.
"Đây là chiếc thuyền đầu tiên của Biên Pḥng đưa vào Cảng Dover. Trên thuyền có khoảng 30 thậm chí 40 người nhập cư được vớt lên từ biển."
C̣n tại băi Kingsdown, một phóng viên BBC khác, Simon Jones, chứng kiến thuyền chuyên dụng của đội cứu hộ Anh (RNLI), đưa vào 31 người.
Theo các báo Anh, một số không nhỏ người nhập cư trái phép bằng thuyền nói họ là công dân Iraq, Iran, Afghanistan.
Nhưng số người Việt cũng có mặt dù không nhiều bằng những tháng qua.
Đi container nguy hiểm nên đi thuyền
Một bài trên trang Telegraph (28/08/2021) cho hay "v́ đi bằng container đă trở nên nguy hiểm, các nhóm buôn người chuyển sang đưa người Việt Nam vào Anh bằng thuyền".
Bài báo "Vietnamese migrants fueling record rises in Channel crossing" trích nguồn từ các tổ chức từ thiện về người nhập cư, di dân và tỵ nạn tại Anh cho hay có những thuyền "vào Anh từ Pháp chỉ cách đây vài tuần, có người Việt Nam chiếm một nửa con số 40 người" trên thuyền.
Như thế, gần hai năm sau thảm kịch 39 tử thi chết trong thùng đông lạnh ở hạt Essex, phía Đông London trên đường đi lậu từ Bỉ vào Anh Quốc, làn sóng người Việt sang Anh vẫn không dừng.
Người lớn và trẻ em vào Anh bằng đường biển
Một nguồn tin tại London, là người làm phiên dịch tiếng Việt cho Biên pḥng và Cảnh sát Anh, nói với BBC News Tiếng Việt hôm 06/09/2021, rằng "có cả những người Việt vào Anh bằng thuyền, nhưng đă dùng hộ chiếu nước khác để tới châu Âu trong chặng đầu của hành tŕnh".
Nguồn tin này cũng nói, "số người vào từ Việt Nam vẫn có cả nam và nữ".
Bài của Telegraph nói các nguồn trong giới quan sát cộng đồng Việt tại Anh xác nhận số tiền dân vượt biên từ VN phải trả cho băng đảng buôn người "nay đă tăng thêm 10 ngh́n bảng Anh, lên 20 ngh́n" cho một suất đi.
Vẫn bài báo này cho hay "sau khi cập bến Anh Quốc và bị bắt giữ, tất cả người dân những nước khác xin tỵ nạn, c̣n người Việt Nam lẩn trốn đi nhanh chóng".
Họ "ch́m vào các hoạt động như tiệm nail hoặc thị trường lao động lậu (black market)" mà cảnh sát Anh nghi là gồm cả việc trồng cần sa, theo tờ báo.
Hồi tháng 2/2021, An ninh Anh đă bắt hai người đàn ông Việt Nam tại Deptford, phía Đông Nam thành phố London v́ “nghi buôn người”.
Vụ bắt do Cục chống tội phạm quốc gia (National Crime Agency – NCA) thực hiện hôm thứ Tư 17/02/2021, theo BBC News.
Họ chở năm người Việt Nam khác trong xe ô tô, và theo nhà chức tránh th́ nhóm người này “bị nghi có thể mới nhập cư lậu vào Anh” sáng sớm cùng ngày.
Deptford là khu có chợ và hàng quán châu Á, gồm cả một số quán ăn Việt.
Theo NCA, một trong số hai người đàn ông bị bắt có trong người một kilogram heroin, c̣n giấy gói ma tuư được t́m thấy trong các cuộc bố ráp tại Deptford và Woolwich.
Hồi 2017, một công dân Anh đi từ Pháp về, bà Katy Bethel bị xử tù khi Cục biên pḥng phát hiện trên xe của bà có 12 người nhập cư người Việt trốn giữa các lốp xe
Cũng có một số người Việt khác bị bắt giữ ngay sau khi vượt biên vào Anh, và cùng với con số đều đặn những người Việt Nam được xác định danh tính, có thể bị trục xuất về Việt Nam.
Mới đầu tháng 8/2021, báo The Guardian ở Anh trong bài "Home Office challenged over 'sped-up' removal of Vietnamese nationals" nêu ra vụ việc Bộ Nội vụ Anh gặp phải thách thức pháp lư v́ đẩy nhanh quá tŕnh trục xuất một số công dân VN về nước họ.
Các chuyến bay thuê riêng khi đó đă đưa những người bị tạm giam thuộc diện c̣n chờ xét hồ sơ xin tỵ nạn (detained asylum casework) về Việt Nam theo thỏa thuận với Bộ Nội vụ nước này.
Tất cả những vụ việc này cho thấy những tuyến đưa người sang Anh và châu Âu từ VN vẫn hoạt động mạnh dù đă có nỗ lực ở cấp nhà nước hai bên để cố gắng làm giảm hiện tượng này sau vụ 39 tử thi ở Essex cuối 2019.
Cùng thời gian, BBC News Tiếng Việt được biết các dịch vụ xin visa đầu tư vào Anh dành cho người Việt Nam và các nước châu Á đều tăng giá hơn trước.
Đây là khoản tiền trả cho các công ty môi giới, dịch vụ, bên ngoài khoản 2 triệu bảng đầu tư hợp pháp vào Anh theo quy định của chính phủ nước này.