V́ sao biến thể Delta lại có độc lực mạnh, khả năng lây lan nhanh rộng như thế và làm thế nào để mọi người có thể tự bảo vệ ḿnh tốt nhất trước biến thể này?
Biến thể Delta với độc lực và khả năng lây nhiễm mạnh được cho là yếu tố chính khiến số ca nhiễm và tử vong tăng cao trên toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn cho rằng mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ ḿnh trước các biến thể của virus SARS-CoV-2, kể cả biến thể Delta.
V́ sao biến thể Delta lây mạnh, độc lực cao?
Biến thể Delta (kư hiệu B.1.167.2) được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ hồi tháng 10-2020. Hiện nay, biến thể này đă lây lan sang ít nhất 170 quốc gia, vùng lănh thổ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lưu ư rằng thực tế dịch bệnh tại nhiều nước cho thấy biến thể Delta có khả năng lây nhiễm gia tăng. Những nghiên cứu đă được công bố cho thấy biến thể này lây nhanh hơn 40%-60% so với biến thể Alpha từng hoành hành ở Anh cuối năm ngoái và gần gấp đôi so với thể virus SARS-CoV-2 ban đầu.
Bên cạnh tiêm pḥng vaccine, đeo khẩu trang là biện pháp quan trọng để chống lại biến thể Delta vốn có khả năng lây lan mạnh hơn các biến thể khác của virus SARS-CoV-2. Ảnh: SAMARITAN HEALTH SERVICES
Trung tâm Kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết so với các ḍng virus SARS-CoV-2 trước, biến thể Delta làm tăng nguy cơ nhập viện đối với người nhiễm COVID-19, nhất là ở những người chưa được tiêm vaccine. Tại Scotland, nguy cơ nhập viện do biến thể Delta được cho là cao gấp đôi so với biến thể Alpha.
Tương tự, khi biến thể Delta hoành hành trong làn sóng COVID-19 thứ hai tại Ấn Độ hay trong các đợt dịch hiện tại ở Đông Nam Á, các nước này đối mặt với t́nh trạng quá tải hệ thống y tế do sự kết hợp giữa độc lực mạnh hơn và khả năng lây nhiễm mạnh của biến thể này. Tại Mỹ, số ca nhập viện cũng tăng trở lại khi biến thể Delta lây mạnh trong nhóm người chưa tiêm vaccine pḥng COVID-19.
Dù c̣n nhiều điểm chưa rơ ràng ở biến thể Delta, các nhà khoa học tin rằng sự thay đổi của biến thể này là do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Các đột biến giúp biến thể Delta bám tốt hơn vào các thụ thể ACE2 - loại enzyme được coi là “ch́a khóa” giúp virus SARS-CoV-2 xâm nhập và lây nhiễm ở các tế bào ở đường hô hấp. Virus SARS-CoV-2 thuộc biến thể Delta có khả năng nhân lên nhanh hơn, tạo ra tải lượng virus cao trong đường hô hấp trên của người bị nhiễm, do đó bệnh có nguy cơ tiến triển nặng hơn và mầm bệnh cũng dễ dàng phát tán với số lượng lớn ra môi trường và lây nhiễm cho người lành. Một số chuyên gia c̣n nghi ngờ biến thể Delta có thể gây bệnh ngay cả khi cơ thể tiếp xúc với lượng mầm bệnh thấp hơn so với ngưỡng gây bệnh của các biến thể trước đó, theo tờ The Washington Post.
Để bảo vệ, chỉ tiêm vaccine thôi là chưa đủ
Theo TS Anna Bershteyn, thuộc Trường Y Grossman ĐH New York, dù virus SARS-CoV-2 có biến đổi th́ những ǵ cần làm để pḥng chống COVID-19, ngay cả với biến thể Delta, vẫn không thay đổi. Tương tự, CDC và các tổ chức y khoa khác cho rằng tiêm vaccine, đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người… vẫn là các biện pháp pḥng chống dịch hiệu quả trước biến thể Delta.
Trong đó, vaccine được coi là công cụ hữu hiệu nhất để pḥng chống biến thể Delta. Theo CDC, dù không có vaccine nào hiệu quả tuyệt đối nhưng các loại vaccine hiện tại “đóng vai tṛ cực kỳ quan trọng trong việc hạn chế lây lan virus và giảm tới mức tối thiểu bệnh diễn tiến nặng”, ngay cả đối với biến thể Delta.
Một nghiên cứu khi biến thể Delta lây lan mạnh tại Bahrain - nơi triển khai tiêm cả vaccine Mỹ, Anh, Nga và Trung Quốc cho thấy hầu hết trường hợp tử vong chỉ xảy ra ở người chưa tiêm chủng. Điều này nghĩa là các loại vaccine có hiệu quả, dù ở mức độ khác nhau, trong việc ngăn ngừa nguy cơ tử vong do biến thể Delta, theo tạp chí Fortune.