Theo như hăng tin AP đưa tin rằng, phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đă đề cập đến vấn đề nhân quyền, nhưng tránh nêu bật quyền tự do ngôn luận, cho dù Việt Nam thường xuyên bị lên án chà đạp nhân quyền, khiến trong chuyến thăm Việt Nam tuần này, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tái khẳng định nhân quyền là 'trung tâm trong chính sách đối ngoại' của Tổng thống Joe Biden.
Bà Kamala Harris gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hà Nội hôm 25/8/2021
Văn bản Tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, công bố ngày 25/8, nói: "Hoa Kỳ ủng hộ xă hội dân sự của Việt Nam và ủng hộ quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng và lập hội ở Việt Nam — như Phó Tổng thống đă nêu ra trong các cuộc gặp chính phủ."
Chuyến thăm của bà Kamala Harris cũng đặt ra hy vọng cho một số nhà quan sát rằng có thể một số tù nhân chính trị được trả tự do sau đó.
Will Nguyễn, một nhà hoạt động dân chủ người Mỹ gốc Việt, từng bị giam 41 ngày tại nhà giam Chí Ḥa ở Việt Nam năm 2018 sau khi tham gia biểu t́nh chống Trung Quốc tại TP Hồ Chí Minh. Việt Nam khi đó nói bị cáo đă tham gia biểu t́nh tại TP Hồ Chí Minh và đă có những hành vi gây rối trật tự công cộng.
Hôm 25/8, nhân chuyến thăm của bà Kamala Harris đến Hà Nội, ông Will Nguyễn bày tỏ một số suy nghĩ.
BBC: Chuyến thăm của phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris có tầm quan trọng như thế nào đối với nhân quyền và việc trả tự do cho các tù nhân chính trị ở Việt Nam, theo ông?
Will Nguyễn: Tôi cho rằng nó phụ thuộc vào những ǵ bà Kamala Harris phải nói với các nhà lănh đạo Việt Nam về nhân quyền và tù nhân chính trị.
Nếu bà ấy có thể mang chủ đề này ra bàn thảo trong chuyến thăm, tôi nghĩ đó sẽ là một hành động rất quan trọng về mặt biểu tượng, v́ nó tái khẳng định uy tín của Hoa Kỳ và tiếp thêm sinh lực cho các nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam trong và ngoài nước, những người hiện cảm thấy họ có sự ủng hộ về mặt tư tưởng.
BBC: Thời gian bị giam ở Việt Nam năm 2018 có cho ông thấy điều ǵ về thay đổi trong chính sách của Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến không?
Will Nguyễn: Trong tù, chắc chắn là tôi đă được đối xử tốt hơn bởi v́ ván cờ hẳn sẽ khác khi có sự tham gia của một quốc gia nước ngoài (hùng mạnh). Lính gác cho tôi thêm trái cây hoặc ḿ gói, và họ đảm bảo rằng tôi được ở cùng những tù nhân có tiền kư quỹ, để có thể mua thêm thức ăn cho tôi.
Một phần tôi biết việc đối xử tốt hơn là do cân nhắc ngoại giao, phần khác, tôi lạc quan khi biết rằng có những người tốt trong số nhân viên tại nhà tù Chí Ḥa. Một trong số họ đă cho tôi tờ 100 ngàn VND trong đêm đầu tiên, v́ anh ta biết tôi không có tiền mặt.
Anh ta muốn tôi có thể mua xà pḥng, đồ dùng vệ sinh cá nhân hoặc nhiều thức ăn hơn nếu cần. Đó là số tiền duy nhất tôi dùng đến trong thời gian ngồi tù.
Will Nguyễn trước phiên ṭa ngày 20/7/2018 tại TP Hồ Chí Minh
Bản thân việc tôi bị cầm tù không tiết lộ ǵ về sự thay đổi chính sách đối với những người bất đồng chính kiến, nhưng có lẽ quan trọng hơn, nó cho tôi thấy rằng chính phủ Việt Nam coi rẻ người dân.
Tôi nhớ đă được cảnh sát và các đảng viên nói đi nói lại rằng những người biểu t́nh đi cùng tôi trên đường phố ngày hôm đó là tội phạm, rằng họ bạo lực, dễ bị nước ngoài thao túng, và được trả tiền để gây rối.
Họ không bao giờ nghĩ được rằng hàng ngàn người biểu t́nh đó có thể là những người yêu nước, những người không nghĩ cho bản thân ḿnh, và mối quan tâm thực sự đối với đất nước đă đánh bại nỗi sợ hăi cảnh sát của họ.
Chừng nào chủ nghĩa can thiệp của Mỹ c̣n có tác dụng, và ngay cả khi Mỹ gây đủ áp lực để những người bất đồng chính kiến được trả tự do, tôi cho rằng đó sẽ chỉ là một giải pháp hỗ trợ tạm thời.
Chắc chắn đây sẽ là một bước đi đúng hướng, nhưng nó sẽ không giải quyết được vấn đề trọng tâm. Đó là việc tại sao cả một hệ thống chính trị không cho người dân được hưởng các quyền được bảo đảm theo hiến pháp của họ. Tại sao lại có những tiếng nói bất đồng?
Đây là vấn đề người dân Việt Nam phải tự giải quyết, và với lịch sử đầy bạo lực của Việt Nam đối với chủ nghĩa can thiệp của Mỹ, sẽ thật ngu ngốc nếu một lần nữa đặt tất cả hy vọng của chúng ta vào Hoa Kỳ.
Triết lư của tôi với tư cách là một thành viên của phong trào dân chủ Việt Nam đă được phản ánh trong hành động của tôi vào tháng 6/2018: Tôi luôn sẵn ḷng giúp đỡ phong trào dân chủ (bản địa) hiện có tại Việt Nam, nhưng tôi sẽ không bao giờ tạo ra hoặc áp đặt chúng. Bởi trên thực tế, làm như vậy là trái ngược với dân chủ.
V́ vậy, tôi sẵn sàng đề nghị bà Kamala giúp đỡ để đưa những người bất đồng chính kiến Việt Nam ra khỏi nhà tù, nhưng tôi sẽ không bao giờ đề nghị Hoa Kỳ can thiệp để buộc ĐCSVN phải dân chủ hóa.
Một lần nữa, tôi nhấn mạnh rằng đó là trách nhiệm của người dân Việt Nam.
BBC:Ông có hy vọng lớn về việc một số tù nhân chính trị cụ thể nàoở Việt Nam sẽ được trả tự do trong thời gian tới?
Will Nguyễn: Tôi sẽ luôn nuôi dưỡng hy vọng, nhưng tôi biết rằng việc này bị hạn chế về mặt chính trị, đặc biệt là nhiều nhà bất đồng chính kiến đang bị tù từ chối rời Việt Nam và sống lưu vong.
Ngay cả với áp lực của Mỹ, ĐCSVN có động cơ ǵ để thả những người mà họ coi là sẽ chỉ gây "rắc rối" một khi được trả tự do?
Người ta có thể lập luận rằng một ĐCS cho phép những tiếng nói bất đồng chính kiến là một ĐCS biết củng cố sự ủng hộ của dân chúng và tính chính danh của ḿnh. Nhưng tôi ngờ rằng Hà Nội sẽ không bao giờ cho phép dù chỉ là một chút cơ hội mất quyền lực.
Ngoại trừ một sự thay đổi hoàn toàn về mặt nhân bản của Đảng, tôi không thấy khả năng chính phủ Việt Nam trả tự do nhiều người bất đồng chính kiến dịp này. Ngoại trừ có thể có Trần Huỳnh Duy Thức, hiện sức khỏe rất kém. Nếu ông chết trong tù do tuyệt thực, chính phủ Việt Nam sẽ chẳng đẹp mặt ǵ.
Dự án 88 đă có một lá thư ngỏ được kư bởi 13 tổ chức khác nhau, và Tổ chức Sáng kiến Pháp lư cho Việt Nam (đơn vị điều hành cả The Vietnamese và Luật Khoa Tạp chí) đă viết một bản kiến nghị. Cả hai đều nhằm thuyết phục bà Kamala Harris trong việc khiến chính phủ Việt Nam thay đổi cách đối xử với tù nhân lương tâm.
Do dịch Covid cản trở việc đi lại và chiếm trọn sự chú ư ở Việt Nam và trên thế giới, các cố gắng của chúng tôi nhằm kéo sự chú ư đến những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị hạn chế.
Một số trường hợp đang bị giam giữ được dư luận quan tâm: Phạm Chí Dũng,, Phạm Đoan Trang, Lê Hữu Minh Tuấn, Cấn Thị Thêu, Trần Đức Thạch, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Đinh Thị Thu Thủy, Nguyễn Tường Thụy
BBC:Theo ông, cần làm những ǵ để tận dụng tốt nhất chuyến thăm này nhằm cải thiện nhân quyền ở Việt Nam
Will Nguyễn: Gần đây, tôi đă viết một bài báo cho Washington Post về chuyến thăm Việt Nam của bà Kamala. Bề ngoài, bài báo là thông điệp gửi đến bà phó tổng thống Mỹ, và lập luận tại sao bà nên quan tâm đến vấn đề nhân quyền và tự do cho tù chính trị ở Việt Nam.
Nhưng tôi cũng đă viết bức thư theo cách tiết lộ cho chính người dân Việt Nam biết hệ thống chính trị của họ bất công như thế nào, hệ thống chính trị của họ từ chối cho người dân các quyền được hiến pháp bảo đảm như thế nào (quyền mà người Việt Nam đă đấu tranh từ những ngày Pháp thuộc) và ĐCS đă bỏ tù không thương xót đồng bào nào dám lên tiếng như thế nào.
Tôi hy vọng bài viết của tôi sẽ thúc đẩy người dân Việt Nam nhận ra rằng hàng trăm người bất đồng chính kiến đă phải ngồi tù v́ đấu tranh cho chính đồng bào ḿnh.
Nhà báo, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang
Trong phạm vi phong trào dân chủ rộng lớn hơn, tôi nghĩ rằng việc nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về các quyền được bảo đảm theo hiến pháp của họ nên là mục tiêu hàng đầu ngay từ lúc này.
Nếu diễn đạt từ 'đấu tranh' theo một cách khác, và khẳng định rằng đây là các quyền mà mọi người thực sự 'sở hữu' và họ đang bị 'từ chối' được hưởng các quyền này, th́ điều đó sẽ đặt nền tảng để họ hiểu hơn về dân chủ, và thúc đẩy nhiều người hành động hơn để khôi phục những quyền hợp pháp của họ .
Hiện nay, hầu hết công dân Việt Nam không hiểu về hiến pháp Việt Nam hoặc các quyền hiến định, không bao giờ bận tâm đến việc giúp đỡ những người bất đồng chính kiến đang ở trong tù.
Cho đến khi ư thức của người dân Việt Nam về quyền chính trị của họ được cải thiện, họ sẽ luôn coi những người bất đồng chính kiến là những cá nhân đứng ngoài lề tự gây rắc rối, chứ không phải là những người yêu nước dũng cảm, vị tha.