Theo như hai nhà báo từng sống và làm việc ở Sài G̣n và miền Nam Việt Nam thời kỳ Việt Nam Cộng Ḥa trước đây nói với BBC News Tiếng Việt rằng, nhiều người đă có lư khi suy nghĩ về vấn đề 'niềm tin' này khi so sánh cuộc rút lui của người Mỹ ra khỏi Afghanistan tháng 8/2021 với sự kiện 30/4/1975, khiến việc có nên tin tưởng vào Hoa Kỳ trong tương lai hay không sau những ǵ đang diễn ra ở Afghanistan không phải là câu hỏi ngày hôm nay mà nó đă được đặt ra rất nhiều lần rồi.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang gặp nhiều chỉ trích trong việc tiến hành rút quân ra khỏi Afhanistan
Hành động 'sau lưng' đồng minh?
Từ Washington, D.C., nhà báo Phạm Trần, cựu phóng viên, kư giả của VOA Tiếng Việt, cho rằng Hoa Kỳ đều đă 'làm việc sau lưng' chính quyền Afghanistan và chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa ở miền Nam Việt Nam trước đây để thương thuyết với phe đối lập.
"Chúng ta phải quay lại tiến tŕnh hội đàm Paris để chấm dứt chiến tranh Việt Nam từ năm 1970 cho đến năm 1973."
"Trong một lá thư tháng 11/1972, Tổng thống Richard Nixon gửi cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, trong đó ông cam kết là sẽ trả đũa quân đội Bắc Việt nếu Hà Nội vi phạm Hiệp định Paris. Điều đó đă không xảy ra.
"Tổng thống Thiệu đă tin tưởng và hy vọng là Hoa Kỳ ít ra cũng sẽ yểm trợ quân đội VNCH bằng không quân trong những ngày sau cùng. Việc đó đă không xảy ra.
Hoa Kỳ đă nhiều lần 'thất hứa' với đồng minh Việt Nam Cộng Ḥa trước sự kiện 30/4/1975, một nhà báo kỳ cựu nói với BBC
"Vậy th́ vấn đề có nên tín nhiệm và trông cậy, tin tưởng vào người Mỹ hay không, hoàn cảnh của miền Nam Việt Nam năm 1975 đă cho chúng ta thấy là Tổng thống Nixon của Đảng Cộng ḥa lúc đó và tiếp theo là Tổng thống Gerald Ford của Đảng Cộng ḥa cũng đă không giữ lời hứa với VNCH.
"Trước đó, ông Nixon đă thương thuyết với miền Bắc sau lưng chính phủ VNCH cũng như hồi tháng Tư vừa rồi chính quyền của Tổng thống Donald Trump đă thương thuyết với Taliban về tiến tŕnh rút quân mà không có tham dự của chính quyền Afghanistan.
"Vậy th́ hai hành động làm việc sau lưng hai chính phủ VNCH và Afghanistan của chính quyền Hoa Kỳ đă đặt cho chúng ta một câu hỏi là liệu người Hoa Kỳ - một cường quốc đứng đầu thế giới - có bảo vệ được danh dự và truyền thống lănh đạo thế giới của ḿnh hay không?"
Hành động v́ quyền lợi Mỹ 'trước hết'?
Từ London, nhà báo Lê Phan, cựu phóng viên, kư giả của BBC Việt ngữ bày tỏ đồng quan điểm với ư kiến trên.
Bà nói trong chương tŕnh Bàn tṛn Thứ Năm:
"Sự việc liệu các đồng minh của Hoa Kỳ có thể tin tưởng vào Hoa Kỳ trong tương lai sau những ǵ đang diễn ra ở Afghanistan hay không, thực sự nó không phải là câu hỏi ngày hôm nay mà nó đặt ra rất nhiều lần rồi...
Chụp lại video,
Afghanistan: 'Nhiều người dân vô cùng lo lắng cho tương lai’
"Ngay cả những quốc gia đă trông cậy vào Hoa Kỳ như là những đồng minh thân cận cũng biết rằng quyền lợi của họ sẽ không bao giờ bằng quyền lợi của Hoa Kỳ, và khi quyền lợi của Hoa Kỳ theo định nghĩa của chính phủ Hoa Kỳ được đặt ra th́ quyền lợi của quốc gia đồng minh đó sẽ bị gạt ra một bên.
"VNCH đă học được một bài học rất đắt giá về việc đó.
"Nhưng trong hiện trạng thế giới, hiện nay chúng ta cũng phải nhớ rằng Hoa Kỳ, chính phủ Biden t́m cách rút ra khỏi Afghanistan chính là v́ muốn quay trở sang Đông Á để đối phó với Trung Quốc.
"Mặc dù sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Afghanistan ngày càng nhỏ đi, nếu vẫn c̣n tiếp tục th́ ngày càng tốn tiền của và nhân sự vào một nơi mà Hoa Kỳ coi như là không quan trọng nữa.
"Trong khi đối thủ của họ ở Á Châu là Trung Quốc cộng sản là điều mà bây giờ Hoa Kỳ đang lo ngại nhất. V́ thế, chúng ta thấy rằng ông Biden đă muốn chuyển hướng sang Á Châu và t́m mọi cách để cắt đứt khỏi những vấn đề ở Trung Đông, một vùng mà càng ngày theo ư kiến của chính phủ Biden là càng ngày càng không quan trọng bằng Á Châu."
Bài học nào cho Việt Nam?
Từ các hành động được cho là thực hiện 'sau lưng' đồng minh của Hoa Kỳ hay việc nước Mỹ đặt lợi ích của ḿnh lên trước và trên hết, nhà báo Phạm Trần nêu tiếp quan điểm cá nhân với BBC:
Chuyến thăm Đông Nam Á của Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Kamala Harris vào hạ tuần tháng 8/2021, nằm trong chiến lược 'chuyển hướng' của Mỹ sang khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương, trong đó có Đông Nam Á theo giới quan sát
"Tôi nghĩ rằng các dân tộc nhược tiểu hăy nghĩ về số phận ḿnh mà nên tự đặt câu hỏi có nên tin vào người Mỹ nữa hay không hay, có nên tin vào những cường quốc nữa hay không?
"Đấy là vấn đề vẫn gây thắc mắc ở trong đầu tôi, không biết là ḿnh có nên tin người Mỹ nữa hay không."
Liên hệ với Việt Nam và bang giao Mỹ - Việt, vào thời điểm ngay trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam của Phó Tổng thống Kamala Harris, ông Phạm Trần cho rằng Việt Nam vừa hợp tác bang giao với Hoa Kỳ nhưng vẫn luôn có sự nghi ngờ với nước này.
Ông nói:
"Chính quyền hiện nay của Việt Nam ở Hà Nội một mặt họ vẫn nói chuyện, vẫn hợp tác, vẫn bang giao mật thiết với Hoa Kỳ, nhưng về mặt báo chí, đặc biệt những tờ như Quân đội Nhân dân hay là Công an Nhân dân và một số báo của Đảng Cộng sản như Tạp chí Cộng sản hay Tạp chí Tuyên giáo, đều thỉnh thoảng có những bài nghi ngờ và cho rằng tất cả những thứ được gọi là diễn biến ḥa b́nh nhằm lật đổ Đảng Cộng sản thay thế bằng chủ nghĩa dân chủ theo Tây phương là doa Hoa Kỳ đứng đằng sau.
"Điều đó cho thấy là sự nghi ngờ từ Hà Nội đối với Hoa Kỳ đă có rồi."
Cùng bàn về quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ, nhà báo Lê Phan nói:
"Việt Nam ở trong một thế khác. Việt Nam không phải là đồng minh của Hoa Kỳ, Việt Nam muốn làm đồng minh của Hoa Kỳ nhưng mà như ông Phạm Trần vừa nói, vừa muốn lại vừa sợ.
"Sợ v́ có thể có những điều kiện kèm theo khi làm đồng minh mà Hà Nội không muốn, chẳng hạn như phải cởi mở hơn về chính trị, phải cởi mở hơn về báo chí, về tự do.
"Những điều đó Hà Nội không muốn. Thành ra v́ thế họ nửa muốn làm bạn nhưng nửa th́ lại ngần ngại.
"Theo ư kiến của tôi th́ cho đến ngày nào mà Việt Nam nhất quyết được là họ muốn chọn con đường nào th́ liên hệ của họ với Hoa Kỳ cũng sẽ vẫn tiếp tục như hiện nay, tức là là bạn nhưng không phải là đồng minh."