Một nghiên cứu mới nhất chỉ ra, 5 khu vực dân cư gồm 15 triệu dân Mỹ có nguy cơ trở thành "ḷ ấp" những biến chủng virus nguy hiểm hơn do phần lớn dân cư ở các khu này chưa tiêm vắc xin.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều người Mỹ vẫn chưa thực sự mặn mà với việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 (Ảnh: USA Today).
CNN đưa tin, các nhà nghiên cứu từ Đại học Georgetown công bố một bản phân tích dữ liệu mới, cảnh báo rằng các khu vực dân cư có tỷ lệ tiêm chủng thấp, hầu hết nằm ở miền nam nước Mỹ, rất dễ tổn thương trước làn sóng lây nhiễm dịch bệnh bùng phát và có thể trở thành "ḷ ấp" những biến chủng SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn cho nước Mỹ và cả thế giới.
Nghiên cứu trên xác định ra 30 khu vực gồm các hạt tiêm chủng thấp, trong đó có 5 cụm nằm rải rác tại các bang đông nam và trung tây của Mỹ. Các cụm dân cư này trải rộng trên 8 bang, bắt đầu từ đông Georgia tới Texas ở phía tây, Missouri ở phía nam. Ngoài ra, các cụm này gồm một phần của các bang Alabama, Arkansas, Louisiana, Oklahoma và Tennessee. Hầu hết các bang kể trên đều đang ghi nhận số ca Covid-19 tăng trong thời gian qua.
"Một phần của nước Mỹ đang dễ tổn thương và nếu không nói là tổn thương hơn thời điểm tháng 12/2020", chuyên gia Shweta Bansal từ Đại học Georgetown cảnh báo.
Các khu vực dễ tổn thương trên đang đặt nước Mỹ và cả thế giới vào mối đe dọa rằng kịch bản năm 2020 có thể tái diễn một phần nào đó, khi những nơi có tỷ lệ lây nhiễm cao có thể trở thành "ḷ ấp" các biến chủng virus mới nguy hiểm hơn trong tương lai.
"Những khu vực tập trung người chưa tiêm chủng đang chặn đứng con đường nhằm loại bỏ virus vĩnh viễn", tiến sĩ Jonathan Reiner từ đại học George Washington, cảnh báo.
Hiện có 1/3 người Mỹ chưa tiêm bất cứ mũi vắc xin nào và nghiên cứu của Georgetown chỉ ra rằng họ không phân bố đồng đều khắp cả nước, mà tập trung lại trong các khu vực kể trên. Năm khu vực dân cư "trong tầm ngắm" của nghiên cứu bao gồm 15 triệu dân và trong số đó, chỉ 27,9% người đă tiêm chủng đầy đủ các mũi, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung b́nh 47,6% trên cả nước. Điều này đồng nghĩa với việc, hàng triệu người Mỹ chưa tiêm chủng đang đối mặt với nguy cơ có thể vô t́nh giúp h́nh thành nên biến chủng mới khi t́nh h́nh lây nhiễm đang có dấu hiệu gia tăng.
Cơ chế xuất hiện của biến chủng là, mỗi lần nó lây lan rộng khắp, nó sẽ có cơ hội để học cách đột biến. "Nếu quư vị cho virus cơ hội lan truyền và nhân rộng, quư vị đă trao cho nó cơ hội để sản sinh ra nhiều biến chủng hơn", nhà dịch tễ học Mỹ Anthony Fauci cảnh báo.
Các chuyên gia lo ngại rằng, những biến chủng mới có thể sẽ ngày càng nguy hiểm hơn và có thể có khả năng kháng vắc xin. Điều này có thể gây ra mối đe dọa với cả những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng cao.
"Chúng ta đă khá may mắn khi các biến thể cho đến nay tương đối bị vô hiệu bởi vắc xin, nhưng nếu càng chần chừ trong việc tiêm vắc xin, biến chủng kháng vắc xin càng có cơ hội cao xuất hiện", chuyên gia Reiner cảnh báo.
VietBF@sưu tập