Trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung căng thẳng và đại dịch Covid-19 nghiêm trọng ảnh hưởng lớn tới chuỗi cung ứng, một vài nước châu Á đă sử dụng chiến thuật "lót ổ đón đại bàng".
DI TẢN HAY LÀ CHẾT
Cuộc chiến thương mại giữa 2 "ông lớn" trên thế giới là Mỹ và Trung Quốc cùng hậu quả tàn khốc của đại dịch COVID-19 gieo rắc lên khắp toàn cầu trong hơn 1.5 năm qua đă làm phơi bày "gót chân Asin" của hàng loạt đại công ty, đặt các chủ hăng vào t́nh thế đầy cam go: Cần phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng cách thoát ra khỏi biên giới Trung Quốc hay là chết?
Một trong những giải pháp cấp bách nhất chính là áp dụng chiến lược "Không bỏ trứng vào một giỏ" bằng cách t́m kiếm các quốc gia đối tác khác ngoài Trung Quốc để "chuyển nhà".
Và cũng nhanh nhạy không kém, một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng ngay lập tức chuẩn bị mọi điều kiện nhằm "lót ổ đón đại bàng" với các chính sách thông thoáng, yêu cầu linh hoạt và cả nụ cười đầy hứa hẹn của những "chủ nhà" hiếu khách.
Một số cái tên nổi bật có thể kể đến là: Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
NHỮNG MIỀN ĐẤT HỨA TIỀM NĂNG
THÁI LAN
Thái Lan đă có những bước tiến dài trong việc cải thiện môi trường làm ăn thông thoáng dành cho các doanh nghiệp nước ngoài, từ tinh giản quy tŕnh cấp giấy phép xây dựng cho đến việc tạo ra hành lang pháp lư theo hướng bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư...
Và thế là "trái ngọt" mà Thái Lan nhận được cũng hoàn toàn xứng đáng: chỉ trong quư đầu tiên của năm 2021, "xứ sở chùa Vàng" này đă chứng kiến hiện tượng "nhảy vọt" trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh lĩnh vực chủ lực là Y tế th́ nguồn vốn FDI cũng đang không ngừng tăng lên cho các lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp sản xuất như chế tạo máy và luyện kim. Theo thống kê th́ khu vực Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC) của Thái Lan trải rộng trên 3 tỉnh Rayong, Chon Buri và Chachoengsao là nơi "hút"được nhiều vốn FDI nhất, tăng hơn 39% so với quư 1/2020.
MALAYSIA
Malaysia cũng không hề kém cạnh trong việc gia tăng thu hút vốn FDI nhờ vào lợi thế của hệ thống pháp lư đầy đủ cùng hạ tầng viễn thông và internet mạnh mẽ của ḿnh.
Ḍng chảy FDI đổ vào nước này tăng vọt lên đến 383.4% so với cùng kỳ năm ngoái, tập trung vào một số ngành chủ đạo như: công nghiệp chế tạo, dịch vụ, và các lĩnh vực quan trọng khác. Phần lớn nguồn vốn FDI được phân bổ cho bang Penang vốn được xem là "cái nôi" của lĩnh vực sản xuất công nghệ cao.
Chưa dừng lại ở đó, "con át chủ bài" mà nước này tung ra chính là chương tŕnh số hóa quốc gia (Digital Economy Blueprint, c̣n được gọi là MyDIGITAL) đang được kỳ vọng tạo nên "vùng trũng" nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực CNTT đầu tư tiền bạc để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cho cả phần cứng lẫn phần mềm ở đây.
VIỆT NAM
Một "miền đất hứa" đầy tiềm năng khác chính là Việt Nam, với lợi thế là quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc, đă trở thành một điểm đến trọng yếu trong "chiến lược di tản" của không chỉ các doanh nghiệp phương Tây mà c̣n của chính các công ty của Trung Quốc.
Mặc dù cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn chưa thể so sánh được với quốc gia tỷ dân láng giềng, thế nhưng với chính sách "lót ổ đón đại bàng" cùng hàng loạt dự án tổng thể tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông đang sẵn sàng được triển khai như: dự án xây dựng 5.000 km xa lộ, cảng nước sâu, các tuyến đường cao tốc, và sân bay quốc tế Long Thành… cũng đủ tỏa sức nóng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài t́m đến. Chưa kể một loạt các công ty Trung Quốc c̣n lựa chọn Việt Nam để xây dựng hoạt động kinh doanh nhằm né các khoản thuế khổng lồ do Mỹ áp đặt qua cuộc thương chiến với Trung Quốc.
Cho đến thời điểm hiện tại, chiến lược "di tản khỏi Trung Quốc" của nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang cho thấy những kết quả khả quan cả về ngắn hạn lẫn lâu dài. Điều quan trọng c̣n lại là những quốc gia được lựa chọn để làm điểm đến đầu tư làm ăn cần khẩn trương chuẩn bị một cách tốt nhất cả về cơ sở hạ tầng lẫn năng lực sản xuất để có thể đón được "làn sóng" vốn FDI đổ về phía ḿnh một cách hiệu quả.
VietBF @ Sưu tầm