Trong năm 2020, tiền Hoa Kỳ chi vào mục tiêu Dân chủ, Nhân quyền và Quản trị (governance) cho VN là 9,6 triệu, thấp hơn nhiều so với các khoản chi cho mục tiêu ḥa b́nh – an ninh (25,56 triệu); môi trường (21 triệu); y tế (18 triệu); kinh tế, giáo dục (trên 12 triệu cho mỗi mục)... Sau khi một phúc tŕnh của cơ quan nghiên cứu thuộc Quốc hội Hoa Kỳ đánh giá rằng nhân quyền “chưa bao giờ được coi là ưu tiên cao” trong quan hệ với Việt Nam.
Việt - Mỹ bắt đầu b́nh thường hóa quan hệ từ ngày 11/7/1995
Báo cáo của CRS (Congressional Research Service In Focus report: U.S.-Vietnam Relations, 16/02/2021) mô tả quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump và đánh giá cả kết quả Đại hội 13 của Đảng CSVN vừa kết thúc.
CRS nói rơ họ soạn báo cáo bất thiên vị cho chính quyền Hoa Kỳ, chứ không đề xuất chính sách.
Tuy thế, báo cáo của CRS cho thấy họ theo sát chính trị Việt Nam, quan hệ Việt – Trung và đặc biệt là quan hệ Hoa Kỳ với nước cựu thù mà di sản chiến tranh vẫn có vai tṛ quan trọng.
Về quan hệ với Việt Nam liên quan tới TQ, CRS cho rằng chính phủ Việt Nam không dám có động thái ngoại giao v́ quá lớn với Hoa Kỳ (no large-scale diplomatic moves) v́ luôn phải tính toán đến quan hệ với Trung Quốc.
Cảnh ở Hà Nội tháng Hai 2021
CRS cũng nói dù người dân VN có thái độ tích cực với Hoa Kỳ, nhiều quan chức vẫn nghi ngờ Hoa Kỳ “thực hiện diễn biến ḥa b́nh” để chấm dứt độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản VN.
Về nhân quyền, CRS viết rằng 'Dù chính phủ Trump tiếp tục có đối thoại nhân quyền hàng năm và phê phán VN về hành vi nhân quyền trong các báo cáo thường niên, và những tuyên bố chọn lọc, chính quyền có vẻ như không đặt ưu tiên cao cho vấn đề quyền con người (did not appear to assign a high priority to human rights).
CRS đánh giá Việt Nam là nước có “hệ thống chính trị độc đoán của Đảng Cộng sản”.
Cơ quan này ghi nhận Quốc hội Mỹ luôn chuẩn thuận khoản chi cho Việt Nam nhiều hơn yêu cầu cả Nhà Trắng.
Cụ thể là trong năm tài khóa 2020, Quốc hội chuẩn chi gần 165 triệu USD viện trợ cho Việt Nam, nhiều hơn 6% con số chính quyền Trump yêu cầu.
Năm 2018 và 2019 Quốc hội chuẩn thuận viện trợ cho VN 149 triệu, và 154 triệu USD, gần gấp đôi số tiền bên hành pháp yêu cầu.
Trong năm tài khóa 2021, viện trợ cho Việt Nam được tăng lên tới gần 170 triệu USD, nhiều hơn 20% so với khoản Nhà Trắng yêu cầu.
Trang foreignassistance.go v công bố các khoản chi thực tế từng năm của Hoa Kỳ cho Việt Nam thấp hơn con số phê chuẩn.
Năm 2018 chi 100 triệu USD trong 149 triệu được Quốc hội Mỹ phê chuẩn; năm 2019 chi 130/154 triệu, và năm 2020 chi 116/160 triệu được thông qua.
Các khoản chi tăng nhanh từ 2013
Các khoản tiền tăng nhanh, từ 987 ngh́n USD (2010), lên 1,4 triệu (2011) và từ 2013 đă lên 87 triệu USD.
Trong năm 2020, tiền Hoa Kỳ chi vào mục tiêu Dân chủ, Nhân quyền và Quản trị (governance) cho VN là 9,6 triệu, thấp hơn nhiều so với các khoản chi cho mục tiêu ḥa b́nh – an ninh (25,56 triệu); môi trường (21 triệu); y tế (18 triệu); kinh tế, giáo dục (trên 12 triệu cho mỗi mục)...
Tàu USS Carl Vinson thăm Việt Nam vào tháng 3/2018
Trong các khoản chi nói trên, mảng xử lư các di sản Cuộc chiến Việt Nam chiếm đa số.
Từ 2007, Quốc hội Mỹ chuẩn chi trên 380 triệu USD cho công tác tẩy chất dioxin (Agent Orange) mà Hoa Kỳ đổ xuống lănh thổ VNCH thời chiến để ngăn quân đội Bắc Việt xâm nhập.
Tuy thế, di sản kinh khủng để lại cho cả quân nhân các bên và người dân ở những khu vực bị rải 'chất diệt cỏ' đă và đang là đề tài được truyền thông quốc tế tiếp tục nói đến.
Năm 2020, Washington và Hà Nội đồng ư lập một cơ sở tẩy rửa chất dioxin cạnh sân bay Biên Ḥa và khoản tiền được chi là 450 triệu USD.
“Chính phủ VN tiếp tục đ̣i Hoa Kỳ làm nhiều hơn nữa để giúp tẩy rửa chất dioxin và trợ giúp các nạn nhân chất da cam,” CRS viết.
Phía đối tác của cơ quan chuyên trách về phát triển quốc tế United States Agency for International Development (USAID) trong dự án xử lư ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Ḥa là Bộ Quốc pḥng Việt Nam, theo báo Nhân Dân.
Các khoản viện trợ cho nước ngoài được Chính phủ Mỹ công bố sẽ chi cho năm 2021 là 32,7 tỷ USD.
Thông qua USAID, Hoa Kỳ chi tiền cho hoạt động ở trên 100 quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường tự do, chống chủ nghĩa cực đoan, ǵn giữ các nền dân chủ, chống đói nghèo và để tạo h́nh ảnh thiện chí cho Mỹ trên toàn cầu (global good will).
Riêng với Việt Nam, trang web của chính phủ Hoa Kỳ nói các khoản viện trợ có mục tiêu thục đẩy chuyển đổi ở VN sang một nền kinh tế dân chủ hơn, được quản trị tốt hơn, có nền tảng thị trường, và Hoa Kỳ trợ giúp để Việt Nam “tăng cường pháp quyền, tư pháp độc lập, cổ vũ cho xă hội dân sự”.