Các ṭa nhà tại Trung tâm Dịch vụ Đào tạo Kỹ năng Nghề thành phố Artux, được cho là trại cải tạo, nơi giam giữ hầu hết các nhóm thiểu số Hồi giáo, nằm ở phía bắc Kashgar, tại vùng Tân Cương miền Tây Bắc của Trung Quốc, vào ngày 2/6/2019. (Greg Baker / AFP via Getty Images)
Gần đây, trong một lần xuất hiện trên truyền h́nh quốc gia, Tổng thống Joe Biden đă đưa ra tuyên bố biện minh cho hành động đàn áp nhân quyền tàn bạo của chính quyền ông Tập Cận B́nh đối với nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc. Trước vấn đề này, tác giả Thomas Del Beccaro đă có lời b́nh luận.
Gần đây, tôi đă viết rằng thế giới sẽ "Sống trong nguy hiểm trong bốn năm nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden". Nói một cách dễ hiểu, ông Joe Biden không đủ thể chất hoặc tinh thần để làm việc.
Bằng cách gạt bỏ những hành động tàn bạo của chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương, thuộc vùng Tây Bắc Trung Quốc, như một phần của “các chuẩn mực khác biệt”, Tổng thống Biden có thể đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng quốc tế sớm hơn bất kỳ ai trong chúng ta có thể tưởng tượng.
Năm 1968, nhà sử học Will Durant đă viết trong cuốn “Những bài học về lịch sử” của ḿnh rằng: “Chiến tranh là một trong những hằng số của lịch sử, và không hề suy giảm theo nền văn minh hay dân chủ. Trong 3.421 năm qua của lịch sử được ghi nhận, chỉ có 268 năm là không có chiến tranh”. Đáng buồn thay, năm nào cũng xảy ra chiến tranh ở đâu đó trên thế giới.
Bất kể người Mỹ sống xa hoa như thế nào, th́ có một điều luôn đúng rằng, trong mọi thời đại, đều có những chế độ dă man hoặc t́m cách thống trị người dân của họ và các khu vực lân cận, nếu không muốn nói nhiều hơn.
Trung Quốc là một trong những quốc gia như vậy. Gần đây, tờ New York Post đưa tin rằng “Bộ Ngoại giao cho biết họ 'vô cùng lo lắng' trước một báo cáo về những phụ nữ Hồi giáo đang bị giam giữ, bị hăm hiếp, lạm dụng t́nh dục và bị tra tấn một cách có hệ thống trong các trại cải tạo ở Trung Quốc, nơi giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ”.
Mặc dù không phải hành vi tàn bạo nào cũng đều có thể được Hoa Kỳ xử lư, nhưng không có nghĩa là chúng nên được dung thứ. Tất cả những hành vi tàn bạo, sự ngược đăi đều phải được phản ứng bằng những tuyên bố từ vị Tổng tư lệnh của chúng ta rằng nước Mỹ mong muốn bảo vệ tự do cho tất cả mọi người, và không có hành động tàn bạo nào có thể được biện minh hay dung thứ.
Ngoài ra, chính quyền cần sử dụng các biện pháp ngoại giao và trừng phạt kinh tế ở mức tối thiểu trước những hành động tàn bạo. Phương án cuối cùng là can thiệp quân sự cũng không bao giờ nên bỏ qua.
Đối với Trung Quốc, một quốc gia cho phép tội ác mổ cướp nội tạng trên cơ thể người c̣n sống tiếp tục tồn tại, th́ can thiệp quân sự không phải là một lựa chọn cho những hành động tàn bạo này. Tuy nhiên, cần phải có chính sách ngoại giao kiên quyết rơ ràng và các biện pháp trừng phạt.
Tất cả những điều này đưa chúng ta đến với tuyên bố của Tổng thống Joe Biden liên quan đến Trung Quốc và người Duy Ngô Nhĩ. Trong một câu trả lời lan man trên truyền h́nh quốc gia, Tổng thống Biden lần đầu tiên biện minh cho sự lạm dụng của Trung Quốc bằng cách nói:
“Nếu bạn biết bất cứ điều ǵ về lịch sử Trung Quốc, th́ vẫn luôn là như vậy, thời điểm mà Trung Quốc trở thành nạn nhân của thế giới bên ngoài là khi họ chưa thống nhất trong nước. . . V́ vậy, nguyên tắc cốt lơi — ồ, có vẻ phóng đại quá mức — nguyên tắc cốt lơi của [nhà lănh đạo Trung Quốc] Tập Cận B́nh là phải có một Trung Quốc thống nhất và được kiểm soát chặt chẽ. Và ông ấy có lư do cho những việc ông ấy làm dựa trên nguyên tắc này".
Tổng thống cũng cho biết "Về mặt văn hóa, có những chuẩn mực khác nhau mà mỗi quốc gia và các nhà lănh đạo của quốc gia đó phải tuân theo".
Những hành động tàn bạo không phải là chuẩn mực có thể biện minh và những sai trái trước đây không thể biện minh cho những hành động tàn bạo hiện tại.
Nhận xét của Tổng thống Biden có thể là sự sai lầm tồi tệ nhất trong chính sách đối ngoại kể từ bài phát biểu của Ngoại trưởng Dean G. Acheson tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia vào ngày 12/1/1950. Trong bài phát biểu đó, ông đă “xác định 'vành đai pḥng thủ' của Mỹ ở Thái B́nh Dương như một đường chạy qua Nhật Bản, Ryukyus và Philippines. Điều này đă phủ nhận sự đảm bảo bảo vệ Hàn Quốc của quân đội Hoa Kỳ”.
Không lâu sau, thế giới ch́m vào Chiến tranh Triều Tiên sau khi Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc vào tháng 6/1950. Nhiều người tin rằng tuyên bố của Ngoại trưởng Acheson thời đó rằng phạm vi quan tâm của Hoa Kỳ, tức là vành đai pḥng thủ, không bao gồm Hàn Quốc và điều này được xem như bật đèn xanh để Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc, với sự hỗ trợ của Trung Quốc và Nga.
B́nh luận của Tổng thống Joe Biden chỉ mang lại niềm an ủi cho Trung Quốc rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào các hành động tàn bạo trong nước của họ. Những lời lẽ tương tự sẽ mang lại sự an ủi cho Iran, Nga và mọi nhà độc tài trên toàn thế giới, bất kể chính quyền Tổng thống Biden có đưa ra các tuyên bố làm rơ trong thời gian tới hay không.
Chỉ có Đức Sáng thể chủ mới biết họ sẽ làm ǵ khi được Tổng thống Biden bật đèn xanh.
Mặt khác, thế giới giờ đă biết Tổng thống Joe Biden yếu nhược như thế nào.
Một bài học lịch sử là các cuộc chiến tranh đều được bắt đầu, dựa trên điểm yếu của kẻ thù và đó là lư do tại sao thế giới sẽ giăng đầy nguy hiểm dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Thomas Del Beccaro là một tác giả, diễn giả nổi tiếng, là cây b́nh luận của Fox News, Fox Business và Epoch Times, và là cựu chủ tịch của Đảng Cộng ḥa tiểu bang California. Ông là tác giả của góc nh́n lịch sử “Kỷ nguyên chia rẽ” và “Mô h́nh bảo thủ mới”.
Quan điểm được tŕnh bày trong bài viết này là ư kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Nguyên Hương
Theo The Epoch Times