California là tiểu bang đông dân nhất của Hoa Kỳ với 39 triệu người, và cũng là bang có GDP cao nhất Hoa Kỳ với mức 3,1 nghìn tỷ USD. So sánh một chút, nước Nga hùng mạnh dưới thời Putin có 146 triệu dân nhưng GDP cũng chỉ nhỉnh hơn một nửa của California. California cũng là một “tiểu bang xanh”, nhưng gần đây, ngày càng nhiều người dân và nhiều công ty lớn bắt đầu rời khỏi California để đến tiểu bang đỏ Texas.
Thống đốc bang California Gavin Newsom (Ảnh:*Gage Skidmore/ Wikimedia)
Kinh tế California sở dĩ rất tốt, không phải vì đảng Dân chủ giỏi làm kinh tế. Mà là vì California có lợi thế về diện tích rộng, dân số đông, nhiều hải cảng…, và trong lịch sử, bang đã bầu nhiều thống đốc đảng Cộng hòa. New York cũng vậy, nền kinh tế bang tốt không phải do công lao của đảng Dân chủ mà là do điều kiện lịch sử, địa lý của New York và các yếu tố khác. Về điểm này, nếu có cơ hội trong tương lai, tôi sẽ viết hai bài để nói rõ hơn.
Thống đốc hiện tại Gavin Newsom của California là một đảng viên Đảng Dân chủ, và chính quyền của ông đang đối mặt với khủng hoảng. Theo luật của California, thống đốc bang có thể bị bãi nhiệm bởi các cử tri. Và hiện nay, ngày càng nhiều người dân California liên kết, kêu gọi trưng cầu dân ý để bãi nhiệm thống đốc bang.
Điều tương tự đã xảy ra ở Đài Loan vào năm ngoái, thị trưởng Hàn Quốc Du (Hanguo Yu) cũng bị người dân Cao Hùng bãi nhiệm.
Dưới sự cầm quyền lâu dài của Đảng Dân chủ, California ngược lại đang mất dần vị trí dẫn đầu. Các chính trị gia cánh tả dành quá nhiều thời gian cho những vấn đề không quan trọng. Họ bất lực và thiếu can đảm để giải quyết những vấn đề xã hội thực sự, vì vậy họ cứ sáng tạo ra các vấn đề xã hội vốn không tồn tại, hết cái này sang cái khác. Như người ta vẫn hay nói, đó là “rảnh rỗi sinh nông nổi”, và tất nhiên là sẽ không có giải pháp cho những thứ mình tự đào ra, vốn là những thứ không tồn tại. Xã hội Mỹ chính là đang bị cánh tả xé nát theo cách này.
Ví dụ, trong mấy ngày qua, thành phố San Francisco đang bận rộn chuẩn bị đổi tên nhiều trường tiểu học và trung học. Lý do là vì những ngôi trường này được đặt theo tên của tổng thống Washington, Lincoln… mà người bên cánh tả cảm thấy những vị này không đúng đắn lắm. Tổng thống Washington sở hữu ngọn núi Vernon, nơi có những người nô lệ làm việc cho ông. Còn Tổng thống Lincoln mặc dù đã giải phóng những người nô lệ, nhưng ông quan tâm đến việc thống nhất liên bang hơn là việc này… Vì vậy, phe cánh tả muốn hủy bỏ luôn tên của họ. Kiểu này là một điển hình của “rảnh rỗi sinh nông nổi”, chẳng những không giải quyết được gì mà còn nảy sinh nhiều vấn đề, mâu thuẫn gay gắt và chia rẽ xã hội.
Theo luật của California, bất kỳ quan chức được bầu nào cũng có thể bị bãi nhiệm theo yêu cầu của cử tri. Phương pháp cụ thể là khi có hơn 12% số cử tri đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vừa qua cùng liên hợp, thì có thể cùng tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về việc bãi nhiệm.
Trước ngày 17/3, Đảng Cộng hòa cần liên hợp 1,5 triệu cử tri đăng ký để bắt đầu cuộc trưng cầu dân ý này. Bây giờ, hơn 1,2 triệu người đã đăng ký, có vẻ như để có 1,5 triệu người cũng không phải là chuyện quá khó.
Bản thân thống đốc Newsom hẳn cũng cảm thấy nguy cơ này. Để lấy lại sự đồng tình của cử tri, hôm thứ Hai, ông đã ban hành lệnh hành pháp nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Năm ngoái, ông Newsom đã vi phạm lệnh cấm của chính mình, không đeo khẩu trang và tham dự các cuộc tụ họp sang trọng riêng tư, điều này làm dấy lên sự phẫn nộ của cử tri California.
Trong lịch sử Hoa Kỳ chỉ có hai thống đốc bị cử tri bãi nhiệm. Thống đốc bị bãi nhiệm lần trước cũng là thống đốc bang California của đảng Dân chủ. Vụ việc này xảy ra vào năm 2003. Sau đó, ông Schwarzenegger, một đảng viên Đảng Cộng hòa, trở thành thống đốc của California cho đến ngày 3/1/2011.
Trường hợp loại bỏ ở California hơi khác với trường hợp của thành phố Cao Hùng, Đài Loan. Thành phố Cao Hùng đầu tiên bãi nhiệm thị trưởng và nếu thành công, cuộc bầu cử sẽ được tổ chức sau đó để bầu ra thị trưởng mới. Tại California, cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm được tiến hành đồng thời với cuộc bầu cử mới.
Tại thời điểm cử tri bỏ phiếu, có hai câu hỏi trên lá phiếu. Câu hỏi đầu tiên là: Bạn có đồng ý bãi nhiệm ông Governor Newsom không? Câu hỏi thứ hai là: Nếu thống đốc được bãi nhiệm thành công, bạn nghĩ ai phù hợp hơn để thay thế làm thống đốc mới?
Kiểu thiết lập bỏ phiếu này thực sự có thể khơi dậy sự nhiệt tình của các cử tri, để những cử tri không có ý định bỏ phiếu cũng nên bỏ phiếu phản đối ông ta và chọn người mà họ thấy thích hợp hơn.
Trên thực tế, về thiết kế hệ thống, mô hình Cao Hùng và mô hình California đều có ưu điểm riêng, mô hình Cao Hùng công bằng hơn với người bị bãi nhiệm. Mô hình California có thể tiết kiệm tài nguyên công. Một lần bỏ phiếu có thể làm được đồng thời hai việc.
Thống đốc California có nhiệm kỳ bốn năm và có thể phục vụ hai nhiệm kỳ. Ông Newsom nhậm chức vào ngày 7/1/2019, chỉ mới được hơn một nửa nhiệm kỳ của mình.
Có hai cách để bãi nhiệm thống đốc. Cách thứ nhất là luận tội, phương pháp cụ thể giống như Quốc hội luận tội tổng thống. Cách thứ hai là trưng cầu cử tri như đã nêu trên.
Trong cuộc bầu cử thống đốc vào ngày 6/11/2018, ông Newsom đã giành được 61,9% số phiếu bầu, và đảng viên Cộng hòa John Cox giành được 38,1% số phiếu bầu.
Theo luật tiểu bang, tên của ứng cử viên cho vị trí thống đốc mới cũng sẽ có trong lá phiếu cho cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm. Hơn nữa, không có giới hạn về số lượng ứng cử viên, nếu ông Newsom bị bãi nhiệm thành công, thì người nào đạt được đa số phiếu sẽ được bầu làm thống đốc và không cần tổ chức vòng bầu cử thứ hai.
Liệu những người thuộc Đảng Cộng hòa có cơ hội được bầu làm thống đốc mới của California? Có thể. Điều kiện tiên quyết là các đảng viên Cộng hòa phải đoàn kết. Thống đốc tiếp theo của California có thể sẽ là ông John Cox của đảng Cộng hòa. Sau khi thất bại trong cuộc bầu cử vừa qua, ông cho biết sẽ tranh cử thống đốc California một lần nữa.
Nguồn: Quan Sát Toàn Cầu