Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028, sớm hơn năm năm so với ước tính trước đây do sự phục hồi tương phản của hai nước sau đại dịch COVID-19, một viện nghiên cứu ở Anh dự báo.
“Trong những năm qua, chủ đề bao trùm của kinh tế toàn cầu là sự cạnh tranh kinh tế và quyền lực mềm giữa Mỹ và Trung Quốc,” Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) ở London nói trong một báo cáo thường niên được công bố vào ngày thứ Bảy.
“Đại dịch COVID-19 và thảm họa kinh tế tương ứng chắc chắn đă nghiêng sự cạnh tranh này về phía có lợi cho Trung Quốc.”
CEBR nói việc Trung Quốc “quản lư khéo léo đại dịch,” với việc phong tỏa nghiêm ngặt sớm, và những tác động đến tăng trưởng dài hạn ở phương Tây có nghĩa là thành tích kinh tế tương đối của Trung Quốc đă cải thiện.
Trung Quốc dự kiến đạt mức tăng trưởng kinh tế trung b́nh là 5,7% một năm từ năm 2021-25 trước khi chậm xuống mức 4,5% một năm từ năm 2026-30.
Dù Mỹ có phần chắc sẽ phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch vào năm 2021, tốc độ tăng trưởng của nước này sẽ chậm xuống mức 1,9% một năm từ năm 2022 đến năm 2024, và 1,6% những năm sau đó.
Nhật Bản sẽ vẫn là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, tính theo đồng đôla, cho đến đầu những năm 2030 khi nước này bị Ấn Độ qua mặt, đẩy Đức từ vị trí thứ tư xuống thứ năm.
Vương quốc Anh, hiện là nền kinh tế lớn thứ năm theo đo lường của CEBR, sẽ tụt xuống vị trí thứ sáu từ năm 2024.
Tuy nhiên, dù bị ảnh hưởng vào năm 2021 khi nước này rút khỏi thị trường chung của Liên minh Châu Âu, GDP của Anh tính theo đôla được dự báo sẽ cao hơn 23% so với Pháp đến năm 2035, nhờ sự dẫn đầu của Anh trong nền kinh tế kĩ thuật số ngày càng quan trọng.
Châu Âu chiếm 19% sản lượng trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2020 nhưng con số này sẽ giảm xuống c̣n 12% đến năm 2035, hoặc thấp hơn nếu có sự chia rẽ gay gắt giữa EU và Anh, CEBR cho biết.
Viện nghiên cứu này cũng cho biết tác động của đại dịch đối với nền kinh tế toàn cầu có thể biểu hiện ở mức lạm phát cao hơn chứ không phải tăng trưởng chậm hơn.
“Chúng tôi thấy một chu ḱ kinh tế với lăi suất gia tăng vào thời điểm giữa những năm 2020, đề ra thách thức cho các chính phủ đă vay mượn ồ ạt để tài trợ nỗ lực ứng phó cuộc khủng hoảng COVID-19.
“Nhưng các xu hướng nền đă được đẩy nhanh vào thời điểm này để hướng tới một thế giới xanh hơn và dựa trên công nghệ nhiều hơn khi chúng ta bước vào những năm 2030.”