Trung Quốc ngày càng manh động để độc chiếm Biển Đông. Bởi vậy cần các nước phối hợp chặn đứng tham vọng của Bắc Kinh. Cần đoàn kết và thống nhất nhất có sự hỗ trợ của các nước lớn.
Trung Quốc thời gian qua liên tiếp mở các cuộc tập trận ở Biển Đông trong nỗ lực đẩy nhanh tham vọng độc chiếm vùng biển này. Tuy nhiên, các cường quốc khác không để Trung Quốc muốn làm ǵ th́ làm.
Mới đây, đài CNN đưa tin quân đội Trung Quốc (TQ) đang tiến hành hai cuộc tập trận ở biển Bột Hải và biển Hoàng Hải, song song với cuộc tập trận Mỹ - Nhật ở biển Hoa Đông. Nội dung và hoạt động diễn ra trong buổi tập trận vẫn chưa được tiết lộ, song hai sự kiện này dự kiến kết thúc lần lượt vào ngày 10 và 30-11. Đây được cho là hoạt động nằm trong chuỗi năm cuộc tập trận mà Cục An toàn hàng hải TQ thông báo hồi đầu tháng 10.
Ở Biển Đông, Bắc Kinh vừa khởi động cuộc tập trận phóng tên lửa không đối không ở khu vực gần đảo Hải Nam từ hôm 20-10. Trong một đoạn video công bố trên mạng xă hội TQ Weibo, Đài Truyền h́nh trung ương TQ (CCTV) tuyên bố rằng gần 100 phi công thuộc lực lượng Bộ tư lệnh Chiến khu miền Nam TQ đă tham gia cuộc tập trận này. Đoạn phim chiếu cảnh binh sĩ gắn tên lửa cho một chiến đấu cơ và cảnh máy bay phóng tên lửa. Trước đó, TQ cũng từng tiến hành hai đợt tập trận gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 6 và tháng 7.
Trung Quốc không từ bỏ tham vọng Biển Đông
Chưa nói đến ư đồ đằng sau của Bắc Kinh, cuộc tập trận của TQ trước mắt đă gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh khu vực khi làm xáo trộn và đe dọa nhiều chuyến bay thương mại quốc tế bay qua đây. Giới chức lănh thổ Đài Loan hồi ngày 24-10 cũng từng lên tiếng khẳng định một chuyến bay chở các quan chức quân sự ḥn đảo này bay ra Đông Sa đă bị “các hoạt động nguy hiểm” của TQ cản trở nên phải quay đầu về.
Ngoài ra, dù TQ thời gian qua đă liên tiếp tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông nhưng cuộc tập trận bắn tên lửa không đối không nói trên lại thu hút nhiều sự chú ư từ dư luận, bởi đây là lần đầu tiên TQ tiến hành diễn tập phối hợp cả không quân lẫn hải quân với quy mô đáng kể như vậy. Tác chiến phối hợp đa lực lượng trên biển cũng c̣n là một khái niệm khá mới mẻ đối với nước này, dù những nước như Mỹ đă thành thục từ rất lâu.
Theo tờ South China Morning Post, TQ trong tham vọng bá quyền ở Biển Đông đă ráo riết phát triển lực lượng hải quân cùng các lực lượng khác để giúp nước này trở thành một cường quốc đại dương hàng đầu thế giới. Tận dụng tiềm lực kinh tế, TQ không tiếc tiền đầu tư cho hải quân trong thời gian qua, cho ra đời những loại tên lửa thế hệ mới nhằm đối phó với ưu thế lớn của Mỹ là các nhóm tác chiến tàu sân bay có sức mạnh vượt trội hoàn toàn so với hai tàu sân bay Bắc Kinh hiện có.
Tàu chiến Mỹ, Nhật, Úc tập trận ở Biển Đông hôm 19-10. Ảnh: REUTERS
Các vụ phóng thử tên lửa tầm trung DF-21D và DF-26 từ sâu trong lục địa TQ ra Biển Đông hồi tháng 8 không đơn thuần chỉ là kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của những loại tên lửa TQ thiết kế mà c̣n ngầm đi kèm thông điệp răn đe khi Mỹ liên tục mở rộng hiện diện ở Biển Đông, vùng biển mà Washington từng tuyên bố là có lợi ích sống c̣n tại đây.
Quay lại các động thái quân sự gần đây của TQ ngoài thực địa, ngoài việc đây là cách để Bắc Kinh thể hiện sức mạnh c̣n thể hiện chiến lược quân sự hóa nhằm phục vụ cho tham vọng đ̣i chủ quyền phi pháp ở Biển Đông. Do không hề có bất kỳ cơ sở pháp lư nào theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) cho những yêu sách đ̣i chủ quyền phi pháp ở Biển Đông, TQ buộc phải sử dụng tới các biện pháp quân sự.
Điều này cũng thấy rất rơ qua việc TQ ráo riết tiến hành quân sự hóa quy mô lớn ở Biển Đông thời gian qua, thông qua việc bồi đắp trái phép các đảo nổi nhân tạo để thiết lập các căn cứ quân sự trên các đảo, thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Theo các chuyên gia quân sự, vùng nước sâu (2.000 m) quanh các đảo nhân tạo mà TQ tôn tạo trái phép trên Biển Đông hoàn toàn có thể tiếp nhận tàu ngầm. Cơ sở hạ tầng tại đá Chữ Thập có thể hỗ trợ sự đồn trú cho các tàu ngầm tấn công và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân. Như vậy, có thể thấy TQ khó giữ lời hứa tạo điều kiện cho các hoạt động giao thương ở Biển Đông mà ngắm tới mục tiêu kiểm soát hoàn toàn vùng biển này bằng sức mạnh.
Theo tuyên bố của tờ Hoàn Cầu Thời Báo, tính từ cuối tháng 7 đến nay, TQ đă tiến hành hơn 30 cuộc tập trận ở bốn vùng biển lớn gồm Bột Hải, Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông. Như vậy, trung b́nh cứ cách hai ngày, nước này lại tiến hành một cuộc tập trận trên biển.
Quốc tế không để Trung Quốc toại nguyện
Dù vậy, TQ không dễ hiện thực hóa toan tính nguy hiểm của ḿnh khi các quốc gia khu vực cũng như các cường quốc có lợi ích liên quan tới một Biển Đông ḥa b́nh, ổn định đều đang hành động, từ đơn phương cho tới gia tăng hợp tác để chung sức đối phó với mối đe dọa chung.
Mối đe dọa này, theo cảnh báo Bộ trưởng Quốc pḥng Úc Linda Reynolds và người đồng cấp Nhật Kishi Nabuo trong thông báo chung được công bố sau cuộc gặp song phương ở Tokyo vào ngày 19-10 vừa qua, là những ư đồ “thay đổi hiện trạng bằng vũ lực” ở Biển Đông.
Rất đáng chú ư khi cùng ngày với cảnh báo trên, hải quân các nước Mỹ, Nhật và Úc đă có cuộc tập trận chung trên Biển Đông và đây là lần thứ năm hải quân các nước này tập trận chung ở tây Thái B́nh Dương chỉ trong năm nay.
Giới chức quân sự Mỹ nêu rơ hoạt động tập trận chung tại Biển Đông này nhằm thúc đẩy sự minh bạch, luật pháp, tự do đi lại và toàn bộ nguyên tắc làm nền tảng cho an ninh và thịnh vượng tại Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương.
Ở cấp độ rộng lớn hơn, Ấn Độ vừa thông báo Úc sẽ lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận hải quân thường niên Malabar dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới. Như vậy, cuộc tập trận Malabar năm 2020 không chỉ có ba bên Ấn Độ, Mỹ, Nhật mà đă có sự tham gia đầy đủ của “bộ tứ kim cương” (QUAD) để đánh dấu một bước chuyển ḿnh lịch sử trong hợp tác của các cường quốc khu vực và thế giới này.
VietBF@ sưu tầm.